Tôi yêu người công an nhân dân 3.4

Yên Bái,
Vietnam

About Tôi yêu người công an nhân dân

Tôi yêu người công an nhân dân Tôi yêu người công an nhân dân is a well known place listed as City in Yên Bái , Community Organization in Yên Bái ,

Contact Details & Working Hours

Details

Tinh thần yêu nước trong lịch sử Việt Nam mang bản sắc dân tộc, thấm truyền và bùng phát khi đất nước có ngoại xâm. Tại Đại hội II (2-1951), Hồ Chí Minh có nhận xét: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Lịch sử đã kiểm chứng tinh thần yêu nước của dân tộc ta qua nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại. Người nhắc nhở: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
Tinh thần yêu nước đó lan tỏa mạnh mẽ trong các giới đồng bào tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ví “tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày”. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Theo Hồ Chí Minh: Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế. Người giải thích: “Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội và nhân dân Liên Xô đã đánh tan bọn phát xít Đức - Nhật và giữ vững Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, và do đó mà giúp đỡ giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chính vì do tinh thần yêu nước mà quân giải phóng và nhân dân Trung Quốc đã đánh tan bọn bán nước là Tưởng Giới Thạch và đuổi được bọn đế quốc Mỹ. Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội và nhân dân Triều Tiên cùng quân tình nguyện Trung Quốc đang đánh cho bọn đế quốc Mỹ và phe lũ chạy dài. Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội và nhân dân ta đã mấy năm trường chịu đựng trăm đắng nghìn cay, kiên quyết đánh cho tan bọn thực dân cướp nước và bọn Việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú cường, một nước Việt Nam dân chủ mới” (18).
Muốn “Phát triển tinh thần yêu nước”, phải “Thi đua ái quốc”. Hay nói cách khác: thi đua yêu nước là một giải pháp chiến lược để phát triển tinh thần yêu nước được Đảng, Nhà nước và các đoàn thể cách mạng vận dụng trong thời kỳ thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng (1954-1975) đưa đến mùa Xuân đại thắng năm 1975.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển tinh thần yêu nước trong các giới đồng bào, các cơ sở kinh tế, các tổ chức chính trị, các đoàn thể xã hội. Các hình thức thi đua phong phú, đa dạng đã tạo thành phong trào thi đua sâu rộng nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phong trào đó đã và đang mang lại những hiệu quả thiết thực, tạo nên vị thế Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.