My Pleiku 3.17

242 Phan Đình Phùng, P.Yên Đỗ
Tinh Pleiku, 600000
Vietnam

About My Pleiku

My Pleiku My Pleiku is a well known place listed as Professional Service in Tinh Pleiku , Gift Shop in Tinh Pleiku ,

Contact Details & Working Hours

Details

Pleiku (cũng còn viết Plei Cu, Plây Cu, Plây Ku hay Plei Ku), là thành phố, tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Pleiku là Thành phố lớn thứ 3 tại Tây Nguyên và là đô thị quan trọng nhất của vùng Bắc Tây Nguyên.

Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 4-7-1905, "Plei-Kou" đã xuất hiện lần đầu tiên trong văn bản, với nội dung: Đem vùng miền núi phía Tây tỉnh Bình Định thành lập một tỉnh tự trị, lấy tên là Plei-Kou-Derr". Phân tích cách viết tên "Plei-Kou-Derr", tên "Pleiku" ngày nay thoát thai từ "Plei-Kou". Còn "Derr" là một yếu tố của từ tiếng Jarai. Cái tên "Plei-Kou-Derr" có thể là từ "Plơi Kơdưr" được phiên tự theo cách viết tiếng Pháp.

"Plơi" tiếng Jarai nghĩa là "làng". Còn "Kơdưr" có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là "hướng Bắc", nghĩa thứ hai là "trên cao". Cả hai nghĩa này đều phù hợp với vị trí của Pleiku. Bởi vì ngày xưa vùng đất sinh sống của người Jarai là phía Nam của Pleiku, từ Phú Thiện trở vào. Với nghĩa thứ hai, Pleiku là làng có độ cao hơn so với các làng khác của người Jarai. Như vậy, "Plơi Kơdưr" nghĩa là "làng Bắc" hoặc "làng thượng" (trên cao). Về việc phiên tự "Kơ" thành "Kou" có thể là do lúc đó chưa có ký tự "ơ" như ngày nay nên người ta dùng hai ký tự "ou" để đọc là "ơ". Còn "Dưr" được viết thành "Derr" có thể là do lúc đó chưa có ký tự "ư" nên viết thành "e".

Theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 24 tháng 5 năm 1925, đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập. Từ đây, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay.

Ngày 3 tháng 12 năm 1929, theo Nghị định Khâm sứ Trung Kỳ, thị xã Pleiku đã được thành lập. Gần 3 năm sau đó, ngày 24 tháng 5 năm 1932 và ngày 4 tháng 3 năm 1933, Nghị định Toàn quyền tiếp tục tách phần đất thuộc đại lý Pleiku cũ (thuộc tỉnh Kon Tum) để thành lập tỉnh Pleiku.

Ngày 27 tháng 7 năm 1953, Nghị định số 495-Cab/Ml của Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam đặt trung tâm các tỉnh thuộc Hoàng triều cương thổ phía Nam (các tỉnh thuộc Tây Nguyên hiện nay - TG chú thích) thành thị trấn. Pleiku cùng Dran, Djiring, Blao, Ban Mê Thuật, Kon Tum đều là thị trấn.

Sau Hiệp định Genève (1954), chính quyền Sài Gòn vẫn lấy Pleiku làm tỉnh lỵ của tỉnh cùng tên.

Ngày 26 tháng 1 năm 1957, Nghị định số 27-BNV/HC/NĐ của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa bãi bỏ nghị định số 495-Cab/Ml của Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam, các thị trấn được đổi thành xã, thị xã Pleiku trở thành xã Pleiku.

Dưới chính quyền Ngô Đình Diệm, Pleiku vẫn được gọi là thị xã, nhưng nằm trong xã Hội Thương - Hội Phú. Từ năm 1962, chính quyền Sài Gòn mới quy hoạch mở rộng thị xã này.

Như vậy: Từ năm 1932-1975, dưới thời thuộc Pháp cũng như chính quyền Sài Gòn, Pleiku là tên tỉnh, đồng thời có giai đoạn là tên thị trấn, thị xã nhưng trực thuộc xã (chứ không phải là cấp hành chính thị xã tương đương quận, huyện hiện nay) và luôn là tỉnh lỵ của tỉnh Pleiku.

Sau tháng 3 năm 1975, Pleiku là tên thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai (trước và sau khi sáp nhập 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum), và tỉnh Gia Lai - Kon Tum (trong thời gian nhập tỉnh 1976-1991).

Sau năm 1975, thị xã Pleiku có 6 phường: Diên Hồng, Hoa Lư, Hội Phú, Hội Thương, Thống Nhất, Yên Đỗ và 6 xã: An Phú, Biển Hồ, Gào, Hòa Phú, Tân Bình, Trà Bá.

Ngày 17 tháng 8 năm 1981, theo Nghị quyết 30-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng thành lập 2 xã Trà Đa và Diên Phú; chuyển xã Tân Bình về huyện Mang Yang quản lý; chuyển xã Hòa Phú về huyện Chư Păh quản lý; chuyển 2 xã Chư Á và Chư Jôr thuộc huyện Mang Yang về thị xã Pleiku quản lý.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Gia Lai từ tỉnh Gia Lai - Kon Tum, thị xã Pleiku trở lại là tỉnh lị tỉnh Gia Lai.

Ngày 11 tháng 11 năm 1996, theo Nghị định số 70/CP của Chính phủ chia xã Chư Jôr thành 2 xã: Chư Jôr và Tân Sơn; thành lập xã Nghĩa Hưng trên cơ sở 2.550 ha diện tích tự nhiên và 4.069 nhân khẩu của xã Biền Hồ thuộc thị xã Pleiku; 261,7 ha diện tích tự nhiên và 809 nhân khẩu của xã Ia Sao thuộc huyện Chư Păh; chuyển 2 xã Chư Jôr và Nghĩa Hưng về huyện Chư Păh quản lý.

Ngày 24 tháng 4 năm 1999, theo Nghị định số 29/1999/NĐ-CP của Chính phủ, thị xã Pleiku được nâng lên thành phố (đô thị loại III) thuộc tỉnh Gia Lai.

Ngày 11 tháng 8 năm 1999, theo Nghị định 70/1999/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Tây Sơn trên cơ sở điều chỉnh 154,33 ha diện tích tự nhiên và 10.112 nhân khẩu của phường Hoa Lư; thành lập phường Ia Kring trên cơ sở điều chỉnh 669,72 ha diện tích tự nhiên và 10.270 nhân khẩu của phường Diên Hồng

Ngày 9 tháng 11 năm 2000, theo Nghị định 67/2000/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Yên Thế trên cơ sở điều chỉnh 1.187 ha diện tích tự nhiên và 12.916 nhân khẩu của xã Biển Hồ; xã Trà Bá được tách thành phường Trà Bá và xã Chư HDrông

Ngày 13 tháng 5 năm 2002, theo Nghị định 54/2002/NĐ-CP của Chính phủ chuyển xã Ia Kênh thuộc huyện Ia Grai về thành phố Pleiku quản lý

Ngày 15 tháng 9 năm 2006, theo Nghị định 98/2006/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Thắng Lợi trên cơ sở điều chỉnh 706,33 ha diện tích tự nhiên và 7.967 nhân khẩu của xã Chư Á

Ngày 17 tháng 4 năm 2008, theo Nghị định 46/2008/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Đống Đa trên cơ sở điều chỉnh 402,43 ha diện tích tự nhiên và 6.068 nhân khẩu của phường Thống Nhất; thành lập phường Chi Lăng trên cơ sở điều chỉnh 1.245,37 ha diện tích tự nhiên và 7.330 nhân khẩu của xã Chư HDrông; thành lập phường Phù Đổng trên cơ sở điều chỉnh 103,31 ha diện tích tự nhiên và 6.175 nhân khẩu của phường Hội Phú; điều chỉnh 349,87 ha diện tích tự nhiên và 7.927 nhân khẩu của phường Trà Bá

Ngày 25 tháng 2 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 249/QĐ-TTg công nhận thành phố Pleiku là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Gia Lai

Hiện nay, chính quyền Thành phố Pleiku đang gấp rút thực hiện kế hoạch đưa Thành phố trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai trước năm 2020.

Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai.

Pleiku nằm trên độ cao trung bình 300m -500 m; ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 19 có độ cao 785 m.

Năm 1971 thời Việt Nam Cộng hòa tỉnh lỵ Pleiku có 34.867 cư dân.[13] Đến 31-2-2010 thì dân số đạt 214.710 người, bao gồm 28 dân tộc đang sinh sống; người Kinh chiếm đa số (87,5%), còn lại là các dân tộc khác, chủ yếu là các dân tộc Gia Rai và Ba Na (12,5%). Số người trong độ tuổi lao động khoảng 76.262 người chiếm 38% dân số.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhanh, đến năm 2008 đạt 1,12%. Kết quả trên đã góp phần tích cực cho công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Năm 1971 dân số thị xã là 34.867 người.
Thành phố có ưu thế về thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như caosu, càphê, hồ tiêu, cây lâm sản đa dạng.

Các tiềm năng về du lịch từ các công trình thủy điện, thủy lợi, cảnh quan thiên nhiên do đặc thù địa hình Tây Nguyên mang lại như du lịch sinh thái, cảnh quan, lịch sử v.v… Du lịch tại Pleiku: du lịch hồ Đức An, công viên Đồng Xanh, Về Nguồn, biển hồ T'nưng... Ngoài ra ngay tại Pleiku, du khách có thể được thưởng thức hương vị cafê-trà sữa hoa hướng dương ở phố núi Pleiku.

Ưu thế về đất đai rộng, chưa được khai thác nhiều, có khả năng thu hút đầu tư nhanh khi có chính sách phù hợp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 14,65% (giai đoạn 1999 - 2004), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng trong cơ cấu chung của GDP. Thu nhập bình quân đầu người đạt 662 USD/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 550 hộ chiếm 1,45% (cuối năm 2003 là 1,78%), theo qui định của Bộ lao động thương binh và xã hội với tiêu chí đạt được như trên thì địa bàn thành phố cơ bản thoát nghèo.

Khu công nghiệp Trà Đa đang tiếp tục thu hút đầu tư của các doanh nghiệp (trên 30 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, đến nay đã có 13 doanh nghiệp đi vào hoạt động, 5 doanh nghiệp đang xây dựng cơ bản), khu Công nghiệp Nam Hàm Rồng, khu công nghiệp Bắc Biển Hồ điện đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời tỉnh đang quy hoạch phát triển cụm du lịch tham quan các cảnh quan đẹp của núi rừng Tây Nguyên như thác Phú Cường, thác Ba, thác Bầu Cạn, thủy điện Yaly, nhà lao Pleiku, Biển Hồ nước, công viên Đồng Xanh, Diên Hồng, công viên văn hóa các dân tộc thiểu số…

Thành phố Pleiku đã được Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020. Đang tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư thi công các khu quy hoạch đã được phê duyệt: Khu dân cư Lê Thánh Tôn, Nguyễn Chí Thanh, Diên Phú, IaSoi; cụm CN-TTCN, khu đô thị mới Hoa Lư - Phù Đổng (Công ty FBS đang đầu tư xây dựng), suối Hội Phú (Tập đoàn CN Than - Khoáng sản đang đầu tư), và các khu dân cư mới theo quy hoạch, các khách sạn cao tầng v.v… Khoáng sản có khá nhiều nhưng phân tán. Hiện có mỏ manhezit đang được Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam xem xét đầu tư khai thác.

Cấp nước sinh hoạt: tỷ lệ dân số được dùng nước sạch là 86%, cấp 128 lít nước/người/ngày.

Điện chiếu sáng: mạng lưới điện quốc gia đã kéo đến 20/20 xã, phường, thôn, làng. Hơn 99,21% số hộ dân được sử dụng lưới điện quốc gia.

Vệ sinh môi trường: được chú trọng đầu tư đồng bộ với sự phát triển hạ tầng đô thị, đến cuối năm 2004 thành phố sẽ quản lý, chăm sóc trên 6.000 cây xanh đường phố.

Hệ thống thông tin liên lạc đang được mở rộng đầu tư nâng cấp, đến nay đã phủ sóng thông tin toàn bộ 20/20 xã, phường, thôn, làng, bản. Tính đến cuối năm 2003 số máy điện thoại lắp đặt bình quân đạt 16 máy/100 dân (dự kiến cuối năm 2004 đạt 19 máy/100 dân). Sân bay Cù Hanh đang được đầu tư nâng cấp để tiếp đón máy bay hạng nặng.