Việt Nam Cộng Hòa - Republic of Vietnam 4.8

Truong Phuoc Phan
Sài Gòn, 700000
Vietnam

About Việt Nam Cộng Hòa - Republic of Vietnam

Việt Nam Cộng Hòa - Republic of Vietnam Việt Nam Cộng Hòa - Republic of Vietnam is a well known place listed as Region in Sài Gòn , Government Organization in Sài Gòn , Organization in Sài Gòn ,

Contact Details & Working Hours

Details

Lập pháp
Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội với Hạ nghị viện (159 thành viên được gọi là dân biểu với nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng nghị viện (60 thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm). Thượng viện được bầu theo liên danh. Một liên danh có thể có ứng cử viên từ nhiều vùng khác nhau nhưng chung một liên danh. Hạ viện thì chọn theo số phiếu từng địa phương căn cứ trên dân số.

Trong 159 ghế Hạ viện thì có 6 ghế dành riêng cho người Việt gốc Hoa, 6 ghế cho người Dân Tộc, 2 ghế cho người thiểu số di cư từ thượng du miền Bắc, và 2 ghế cho người Chàm.

Quốc hội có những quyền hạn sau:

Biểu quyết các đạo luật
Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế
Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh
Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc gia
Hợp thức hóa sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hội
Quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ.
Ở tỉnh, thị xã có Hội đồng tỉnh, thị xã, Đô thành Sài Gòn có Hội đồng Đô thành, đều do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 3 năm; thành viên Hội đồng gọi là nghị viên. Các Hội đồng này có thẩm quyền quyết định ngân sách và các vấn đề dân sinh của địa phương.

Hành phápTổng thốngTổng thống là người nắm quyền hành pháp, do dân bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm và có những quyền hạn sau:

Ban hành các đạo luật
Hoạch định chính sách quốc gia
Bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, cải tổ một phần hay toàn bộ Chính phủ (hoặc tự ý, hoặc sau khi có sự khuyến cáo của Quốc hội)
Bổ nhiệm các đại sứ, các tỉnh trưởng, thị trưởng, đô trưởng
Chủ tọa Hội đồng Tổng trưởng
Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
Ký kết và ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế
Tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm bằng sắc luật.
Sau vụ tu chính hiến pháp Tháng Giêng năm 1974 thì nhiệm kỳ tổng thống đổi từ 4 thành 5 năm. Ngoài ra tổng thống và phó tổng thống được phép tái đắc cử 2 lần thay vì 1 lần.

Phó Tổng thốngPhó Tổng thống có những nhiệm vụ sau:

Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục
Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội
Chủ tịch Hội đồng các Sắc tộc.
Phó Tổng thống không được kiêm nhiệm một chức vụ nào trong Chính phủ.

Chính quyền Trung ươngThủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống.

Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.

Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ:

1.Bộ Ngoại giao
2.Bộ Quốc phòng
3.Bộ Nội vụ
4.Bộ Thông tin
5.Bộ Chiêu hồi
6.Bộ Tài chánh
7.Bộ Kinh tế
8.Bộ Tư pháp
9.Bộ Phát triển Nông thôn
10.Bộ Cải cách Điền địa và Pháp triển Nông–Ngư nghiệp
11.Bộ Công chánh
12.Bộ Giao thông và Bưu điện
13.Bộ Giáo dục
14.Bộ Y tế
15.Bộ Xã hội
16.Bộ Lao động
17.Bộ Cựu chiến binh
18.Bộ Phát triển Sắc tộc
19.Bộ Đặc trách liên lạc Quốc hội
Ngoài ra còn có 3 Quốc vụ khanh:

1.Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa
2.Quốc vụ khanh đặc trách tái thiết và phát triển
3.Văn phòng Quốc vụ khanh
Đứng đầu các Bộ là các Tổng trưởng hoặc Bộ trưởng. Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng).

Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề cử lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm.

Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để trình bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định.

Chính quyền địa phương
Thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởng
Cấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Vào thời Đệ nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng là quân nhân. Phó tỉnh trưởng mới là dân sự.
Cấp quận (tương đương quận hay huyện ngày nay): đứng đầu là quận trưởng
Cấp xã: đứng đầu là xã trưởng.