Văn Bàn, Lào Cai 4.91

yen bai
Lào Cai, 10000
Vietnam

About Văn Bàn, Lào Cai

Contact Details & Working Hours

Details

Vị trí và ranh giới địa lý
Tọa độ địa lý của huyện là từ 21°57′ đến 22°17′ vĩ độ Bắc và 103°57′ đến 104°30′ kinh độ Đông.
Văn Bàn phía đông giáp với huyện Bảo Yên, phía tây giáp với tỉnh Lai Châu, phía nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp với huyện Bảo Thắng và Sa Pa.
Điều kiện tự nhiên
Toàn huyện rộng 1422 km². Địa hình phức tạp nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía đông nam. Tới 90% diện tích là đồi núi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350, có nơi trên 500). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400 - 700m. Nơi cao nhất thuộc xã Nậm Chày, cao 2875m; thấp nhất thuộc vùng hạ lưu của suối Chàn, 85m.
Địa hình của Văn Bàn nghiêng dần theo hướng Tây - Tây Bắc xuống hướng Đông - Đông Nam.
Khí hậu
Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,9°C. Mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 20 - 25°C, cao nhất vào tháng Bảy (28 - 32°C). Mùa khô nhiệt độ trung bình từ 10 - 12°C, thấp nhất vào tháng Một (8 - 12°C).
Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1.400 đến 1.470 giờ. Số ngày nắng, giờ nắng không đều trong năm. Mùa hè số giờ nắng nhiều tập trung vào tháng 5 (180 - 200 giờ), mùa khô số giờ nắng ít, ít nhất vào tháng 2 (30 - 40 giờ).
Độ ẩm không khí trung bình là 86%, và có sự chênh lệch khá lớn giữa các mùa trong năm, thấp nhất là tháng 12 (65 - 75%), cao nhất là tháng 7 (80 - 90%).
Lượng mưa trung bình trên năm là 1.500 mm tập chung vào tháng Bảy đến tháng Mười, chiếm 70% lượng mưa cả năm.
Tài nguyên thiên nhiên[sửa]
Đất
Văn Bàn có 6 nhóm đất chính: đất phù sa sông suối (2,7%), đất đỏ vàng (45,7%), đất mùn vàng đỏ (35,72%), đất mùn alít trên núi cao (13,55%), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (1,8%) và đất sói mòn trơ sỏi đá chiếm diện tích không đáng kể.
Nước
Văn Bàn có hệ thống sông ngòi khá dày, bình quân từ 1 - 1,75 km/km², gồm sông Hồng và các suối chính như: Ngòi Nhù, Nậm Tha, Ngòi Chàn. Bao gồm nước mặt và nước ngầm, trữ lượng nước lớn, phong phú, nguồn nước treo cao dễ khai thác sử dụng.
Rừng
Rừng chiếm trên 57% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Ước tính rừng Văn Bàn có khoảng 12 triệu m³ gỗ với cây tre, nứa, vầu các loại. Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng liên - huyện Văn Bàn động vật rừng còn tương đối phong phú.
Khoáng sản
Gồm: Fenspat ở Thị trấn Khánh Yên, xã Làng Giàng; sắt ở xã Sơn Thủy, xã Võ Lao, Thẳm Dương; vàng ở xã Minh Lương, Thẳm Dương. Ngoài ra trong huyện còn nơi khai thác đá vôi; cát...
Dân cư
Dân số toàn huyện là 75.000 người, gồm 11 sắc tộc. Phái nữ chiếm 51,17%, nam chiếm 48,83%. Dân số ở khu vực nông thôn chiếm 92,89%, ở khu vực thành thị chiếm 7,11%.
Hành chính
Huyện Văn Bàn gồm có 23 xã, thị trấn: Văn Sơn, Võ Lao, Tân An, Tân Thượng, Nậm Mả, Nậm Rạng, Nậm Tha, Liêm Phú, Chiềng Ken, Sơn Thủy, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Thượng, Làng Giàng, Hòa Mạc, Dần Thàng, Dương Qùy, Nậm Chày, Thẳm Dương, Minh Lương, Nậm Xây, Nậm Xé và thị trấn (Khánh Yên). Thị trấn Khánh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá.
Di tích lịch sử
Đền Cô ở xã Tân An thờ bà Nguyễn Hoàng Ba Xa có công trong dẹp giặc ngoại xâm thời Cảnh Hưng (1740-1786).
Đền Ken ở xã Chiềng Ken thờ Nguyễn Hoàng Long cùng các thuộc hạ đã có công đánh giặc, giữ an ninh vùng biên giới và khai hoang.
Khu căn cứ du kích Pú Gia Lan ở xã Khánh Yên Thượng.
Khu căn cứ cách mạng Nà Chuồng ở xã Thẳm Dương.