Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hải Dương 4.84

Số 66 phố Tiền Phong, Hải Dương
Hai Duong, 032
Vietnam

About Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hải Dương

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hải Dương Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hải Dương is a well known place listed as School in Hải Dương , High School in Hải Dương ,

Contact Details & Working Hours

Details

Trường THPT Bán công Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trên địa bàn phường Quang Trung - TP Hải Dương là mô hình trường ngoài công lập đầu tiên của tỉnh Hải Dương, được thành lập theo quyết định số 752/QĐ-UBND ngày 28/09/1992 của UBND tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trường được đổi tên thành trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm theo quyết định số 4265/QD-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 20/11/2008.

Mô hình trường bán công, dân lập, tư thục từ bậc Mầm non đến bậc Đại học đến nay không còn xa lạ. Nhưng vào những năm đầu thập niên 90 của Thế kỉ XX, giai đoạn còn mang đậm dấu ấn của một thời bao cấp quá dài thì mô hình trường ngoài công lập không chỉ là sự hoài nghi của không ít nhân dân mà ngay cả với đội ngũ các thầy cô giáo. Vì vậy, chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của nhà trường gặp không ít khó khăn, thách thức. Song các thế hệ thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên và các em học sinh nhà trường với tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, không ngừng phấn đấu, thi đua “Hai tốt” để nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nhà trường trở thành địa chỉ tin cậy trong ngành giáo dục Hải Dương.

1. Chặng đường xây dựng đầu tiên (1992 - 1997)

Năm học đầu tiên, trường có 4 lớp 10 với 162 học sinh, cơ sở vật chất nghèo nàn: diện tích gần 1900m2, 3 dãy nhà cấp bốn với 8 phòng học, sân trường nền đất ẩm thấp. Đặc biệt, thời gian đầu đội ngũ chỉ có một biên chế là thầy Hiệu trưởng Nguyễn Thế Thường (mặc dù trong quyết định của tỉnh cho 3 biên chế: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Kế toán), còn lại là hợp đồng thỉnh giảng và hợp đồng ngắn hạn gồm 15 thầy cô và nhân viên. Đây thực sự là khó khăn lớn song với sự tâm huyết và sáng tạo của mình thầy Hiệu trưởng đã biến khó khăn thành lợi thế của nhà trường. bằng cách lặn lội mời các thầy cô giáo đã nghỉ hưu và các thầy cô giáo dạy ở các trường công lập là giáo viên giỏi chuyên môn, tâm huyết, say nghề về giảng dạy nhằm mục đích nâng cao vị thế của nhà trường. Có thể nói chính đội ngũ các thầy, cô giáo của giai đoạn này đã góp phần rất lớn trong việc đặt nền móng tạo niềm tin cho các em học sinh và phụ huynh ngay từ những ngày đầu thành lập của nhà trường. Lịch sử của trường THPT Bán công Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể không nhắc đến các thầy, cô như thầy Nguyễn Sỹ Ninh, Thầy Nguyễn Hữu Tấn, Thầy Nguyễn Văn Bình, Thầy Phan Tuấn Cộng, cô Nguyễn Thị An, cô Phạm Diễm Loan và nhiều thầy cô giáo khác…

Ngay từ năm học đầu tiên, cùng với việc đưa hoạt động dạy và học đi vào nền nếp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, các tổ chức, đoàn thể của nhà trường cũng đã được kiện toàn: Chi bộ nhà trường được thành lập với 03 đảng viên do thầy Nguyễn Thế Thường được chỉ định là Bí thư, tổ chức Đoàn trường được thành lập do cô Phạm Tuyết Anh (giáo viên thỉnh giảng) được chỉ định làm Bí thư đoàn trường cùng với ban cố vấn là hai đồng chí đảng viên. Nhiều năm sau, Bí thư đoàn trường là các em học sinh như em Nguyễn Hải Hà, em Nguyễn Thị Nhung, em Hoàng Thị Hồng Vân…Đây được coi là sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm của lãnh đạo nhà trường để phù hợp với hoàn cảnh thực tế, song hơn thế nữa nó đem lại niềm tự hào, sự tự tin rất riêng của học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Mặc dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn nhưng sau 5 năm học đầu tiên nhà trường đã đạt được những thành tích rất đáng kể trong nhiều lĩnh vực như sau:

Bằng nguồn tiết kiệm học phí, trường đã xây dựng được nhà lớp học 2 tầng với 3 phòng học và 5 phòng làm việc đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho việc tổ chức các hoạt động dạy và học.

Các mặt giáo dục cũng đạt kết quả cao: Nhà trường có 30 em đạt giải học sinh gỏi cấp tỉnh (2 giải nhất, 2 giải nhì, 13 giải ba, 13 giải khuyến khích); nhiều em được tuyển thẳng vào các trường Đại học như em Nguyễn Hải Hà, em Nguyễn Thị Hồng Vân, em Nguyễn Thị Việt Anh…; nhiều em đỗ hai trường đại học với số điểm rất cao; học sinh đỗ tốt nghiệp luôn đạt tỷ lệ cao, ngang với các trường công lập trong tỉnh.

Có thể nói, 5 năm học đầu tiên (1992 - 1997) là 5 năm học với những khó khăn của một ngôi trường ngoài công lập đầu tiên của tỉnh phải tự dò tìm những bước đi cho phù hợp, song đây cũng là 5 năm học tạo tiền đề, nền móng vững chắc cho quá trình xây dựng và phát triển nhà trường sau này.

2. Từng bước phát triển vững chắc (Giai đoạn 1997-2004)

Dưới sự lãnh đạo của các thầy Hiệu trưởng: Thầy Phạm Công Hùng (từ năm học 1997 - 1998 đến năm học 1999 - 2000) và thầy Vũ Anh Cường (từ năm học 2000 - 2001) quy mô nhà trường tăng từng bước vững chắc từ 14 lớp lên 24 lớp, quy mô nhà trường tăng cũng đồng nghĩa với vị thế của nhà trường ngày càng được khẳng định. Giai đoạn này, nhà trường có nhiều bước phát triển đột phá, tạo bước ngoặt trong sự phát triển đi lên.

Năm học 2001 - 2002, trường được UBND tỉnh quan tâm cấp kinh phí xây dựng nhà lớp học 3 tầng khang trang với 12 phòng học kiên cố, sân bê tông, tường rào vững chắc. Trong các phòng học, hệ thống điện thắp sáng, quạt mát và hệ thống loa phát thanh được lắp đặt mới đã làm thay đổi diện mạo nhà trường. Đây thực sự là động lực động viên tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh phấn đấu nâng cao hiệu quả trong hoạt động dạy và học, từ đó chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên tầm cao mới và đây cũng là điều kiện quan trọng để quy mô nhà trường ổn định với 24 lớp.

Đặc biệt, kể từ năm học 2001 - 2002 nhà trường được tuyển giáo viên cơ hữu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lực lượng giáo viên cơ hữu trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, ngày càng trưởng thành đã giúp nhà trường chủ động hơn trong cả giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục. Đoàn thanh niên nhà trường phát huy truyền thống những năm đầu và với sức trẻ đã có nhiều sáng tạo trong tổ chức hoạt động, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nề nếp, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, Đoàn trường luôn được Thành đoàn, Tỉnh đoàn ghi nhận và đánh giá cao.

Năm 2003, cùng với sự lớn mạnh của đội ngũ cơ hữu, tổ chức Công đoàn cũng được thành lập. Từ đây, các phong trào thi đua trong tập thể cán bộ giáo viên diễn ra sôi nổi, có chiều sâu, chất lượng giáo dục mũi nhọn cũng như đại trà ngày một tăng. Tỉ lệ học sinh đỗ đại học tăng rõ rệt, nhiều em đỗ hai trường, có em đỗ với số điểm cao như em Trần Mạnh Lực - học sinh khoá 10 đỗ Đại học Xây dựng 28,5 điểm (Toán: 10; Lý: 9,5; Hoá: 9)... Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT được xếp thứ hạng cao trong số các trường THPT của tỉnh.

Giai đoạn này, sự phát triển bền vững của nhà trường đã được khẳng định và vị thế nhà trường được nâng lên tầm cao mới.

3. Đổi mới và đi lên (Giai đoạn 2004 - nay)

Quy mô nhà trường kể từ năm học 2004 - 2005 đến nay ổn định 24 lớp, cơ sở vật chất không ngừng được cải thiện, đội ngũ cơ hữu của nhà trường tăng về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trưởng thành về chuyên môn nghiệp vụ là một yếu tố thuận lợi trong sự phát triển của nhà trường.

Song giai đoạn này nhà trường lại phải tiếp tục đối mặt với những thách thức mới có tính chất sống còn đòi hỏi sự nỗ lực cao của lãnh đạo và tập thể cán bộ giáo viên. Năm 2005, Luật giáo dục sửa đổi quy định không còn tồn tại mô hình Bán công, dân lập, có thể nói điều này không chỉ ảnh hưởng đến tư tưởng của cán bộ, giáo viên mà ngay cả học sinh, phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, diện tích nhà trường chật hẹp là một khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, số trường THPT trên địa bàn Thành phố tăng từ 7 lên 9 trường tạo áp lực lớn trong công tác tuyển sinh của nhà trường.

Nhận thức sâu sắc những thách thức mới, lãnh đạo nhà trường giai đoạn này là thầy Hiệu trưởng Vũ Anh Cường (đến tháng 3/2006 chuyển công tác về Bộ GD&ĐT), cô Nguyễn Thị Đông - Hiệu trưởng nhà trường từ tháng 3/2006 và cô Đỗ Thị Phương Hoa - Phó hiệu trưởng nhà trường từ tháng 3/2006 đã có những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức.

Trước hết, phải làm cho cán bộ, giáo viên ổn định tư tưởng, yên tâm công tác bởi dù bất cứ mô hình nào nếu xây dựng được đội vững vàng thì nhà trường sẽ phát triển vững chắc. Tiếp theo, việc cấp thiết là đổi mới trong công tác lãnh đạo để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước, với tình hình thực tế của nhà trường. Muốn có kết quả trong sự đổi mới phải có sự thay đổi trong nhận thức của đội ngũ vì đội ngũ có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Vì vậy, nhà trường chú trọng xây dựng khối đoàn kết trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ, giáo viên được học tập để thay đổi. Ngoài việc học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ là việc làm thường xuyên, nhà trường mời các chuyên gia về giảng dạy cho cán bộ, giáo viên về “Văn hoá nhà trường”, “Kỹ năng giao tiếp ứng xử”, “Kỹ năng giảng dạy hiện đại”…Đặc biệt tổ chức các chuyên đề về “Xây dựng văn hoá nhà trường”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó chú trọng mối quan hệ thân thiện giữa Thầy với Thầy, Thầy với Trò, Trò với Trò… Nhà trường còn cử giáo viên đi tập huấn về phương pháp giảng dạy Kỹ năng sống tại tập đoàn Tâm Việt và việc giảng dạy kỹ năng sống đã trở thành nền nếp trong nhà trường. Cho đến nay, đội ngũ cơ hữu của nhà trường với gần 50 thành viên được chia thành 05 tổ chuyên môn và tổ văn phòng. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là tập thể đoàn kết, thương yêu nhau, có tinh thần trách nhiệm cao, vững vàng trong chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, từ đó tạo được niềm tin cho học sinh và phụ huynh học sinh.

Cơ sở vật chất cũng có bước tiến đáng kể đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, hiện tại trường có 16 phòng học kiên cố cao tầng, 02 phòng tin học với 50 máy tính, 02 phòng thực hành với đầy đủ trang thiết bị, thư viện đạt chuẩn, phòng mạng với 20 máy tính phục vụ giáo viên làm việc. Đặc biệt, các phòng học đều được lắp đặt máy chiếu đa năng để giáo viên có điều kiện áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra, các phòng học còn được lắp đặt hệ thống camera giúp việc tăng cường quản lý việc dạy và học trên lớp.

Bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, kết quả các mặt giáo dục mũi nhọn và đại trà vẫn được giữ vững, tiếp tục làm giàu thêm bảng thành tích chung của nhà trường.

Nhìn lại chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành, thầy và trò nhà trường có được niềm tự hào sâu sắc. Nhà trường có tổng số 246 học sinh đạt giải trong kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh và nhiều năm liên tục đạt giải Nhất toàn đoàn khối THPT tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Hải Dương. Tỷ lệ học sinh đỗ Tốt nghiệp THPT hàng năm luôn đứng trong tốp các trường THPT trong tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp cao. Tỷ lệ học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng ngày một tăng, trong đó có lớp đạt 80%. Nhà trường có 03 (lượt) chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 30 (lượt) chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhiều thầy cô giáo có sáng kiến kinh nghiệm được Sở Giáo dục và Đào tạo xếp giải. Nhiều năm liền: Nhà trường được Sở GD&ĐT Hải Dương công nhận danh hiệu Trường tiên tiến; Chi bộ được Thành ủy Hải Dương công nhận Chi bộ trong sạch vững mạnh; Công đoàn được Công đoàn ngành công nhận danh hiệu Công đoàn vững mạnh xuất sắc; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường được Thành đoàn, Tỉnh đoàn, TW Đoàn tặng bằng khen, cờ thi đua xuất sắc.

Đặc biệt năm học 2006 - 2007 và năm học 2011 - 2012 nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen.

OTHER PLACES NEAR TRườNG THPT NGUYễN BỉNH KHIêM - HảI DươNG

Show more »