Trường CĐ Y tế Yên Bái (YMC) 4.58

Tổ 63 - Phường Yên Ninh - Tp Yên Bái
Yên Bái,
Vietnam

About Trường CĐ Y tế Yên Bái (YMC)

Trường CĐ Y tế Yên Bái (YMC) Trường CĐ Y tế Yên Bái (YMC) is a well known place listed as School in Yên Bái ,

Contact Details & Working Hours

Details

Trường Trung cấp Y sỹ Yên Bái được thành lập tháng ngày 01/04/1966 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế, năm 1992 trường được đổi tên thành trường Trung học Y tế Yên Bái. Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, trường đã trở thành trung tâm đào tạo đa cấp, đa ngành có chất lượng trong lĩnh vực Y học và Kỹ thuật Y học. Đội ngũ các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh và sinh viên nhà trường đã đoàn kết, gắn bó cùng nhau vượt qua nhiều thử thách, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị và xây dựng nhà trường phát triển. Phấn khởi và tự hào, đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh và sinh viên nhà trường cùng nhau ôn lại những chặng đường lịch sử đã qua.

GIỚI THIỆU CHUNG


Sự ra đời của trường và giai đoạn 1966-1975
Từ những năm đầu của thập kỷ 60, Bộ Y tế có chủ trương mỗi tỉnh đều có một Trường Trung cấp Y tế, ở khu vực thì mở các trường Đại học. Căn cứ Công văn số 5403/BYT-TC ngày 23 tháng 12 năm 1965 của Bộ Y tế, Ty Y tế Yên Bái đề nghị tỉnh cho phép thành lập Trường Trung cấp Y sỹ Yên Bái. 9 giờ ngày 01/04/1966 tại địa điểm sơ tán: Xóm Duộc – xã Đông Lý – huyện Yên Bình, Trường Trung cấp Y sỹ Yên Bái chính thức ra đời, tiền thân của trường Trung học Y tế Yên Bái ngày nay. Bác sỹ Nguyễn Bá Phiên – Phó ty Y tế được giao kiêm chức Hiệu trưởng.
Như vậy ngày 01/04/1966 đóng một dấu son khai sinh ra trường Trung học Y tế Yên Bái; đây là điểm mốc không thể nào quên. Thế kỷ XX đã đi qua, trong hành trang mà nhà trường mang theo vào thế kỷ XXI có cả dấu son này. Mai sau các thế hệ nối tiếp xây dựng nên một trường học đàng hoàng hơn, to đẹp hơn nhưng vẫn không thể quên những già mà cha anh họ - những người đi trước đã tạo lập nên.
Sau khi thành lập, nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế Trung cấp và Sơ cấp. Cuối năm 1968, tình hình chiến sự đỡ căng thẳng, trong hoàn cảnh cho phép, mặt khác địa điểm nhà trường đã di dời đến địa điểm mới Km 15 – thuộc xã Thịnh Hưng – huyện Yên Bình, vẫn là địa điểm sơ tán bán lộ thiên. Bắt đầu từ năm 1968 – 1969 tỉnh đã cho phép trường chiêu sinh đào tạo Y sỹ chính quy khóa 19 và sau đó là khóa 20 – hệ quốc lập để cung cấp cán bộ Y tế cho Bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, đồng thời đào tạo các lớp Y sỹ dân lập, Y tá, Dược tá về phục vụ tuyễn xã; bên cạnh đó vẫn có những lớp học văn hóa cấp II để đào tạo chuyên môn. Từ tháng 6 đến tháng 10/1972 có 2 lớp Y sỹ chính quy ra trường, tổng số gần 80 người. Năm 1972 đế quốc Mỹ ném bom trở lại miền Bắc, cũng như cả nước Trường trung cấp Y sỹ Yên Bái lại chuyển sang chế độ sinh hoạt thời chiến. Lại một cuộc sơ tán vào rừng và trong dân, xa các trục đường và trọng điểm; Trường phảo phân tán thành 4 điểm.
- Một bộ phận về xã Liễu Đô – Lục Yên
- Một bộ phận về xã Mông Sơn.
- Một bộ phận về xã Phú Thịnh (Yên Bình).
- Một bộ phận lãnh đạo ở lại trường để chỉ đạo chung.
Tại những địa điểm sơ tán, thầy – trò lại bắt tay vào đào hào, làm hầm chữ A, mũ rơm, ba lô, dép lốp… tinh thần chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nếu cấp trên huy động, nhưng mọi hoạt động tại vùng sơ tán vẫn bình thường, đêm học bài dưới ngọn đèn dầu, thi tốt nghiệp dưới hầm, bom vẫn nổ không át được tiếng thầy giảng bài, vẫn văn nghệ - thể thao, hàng năm lớp lớp học sinh vẫn ra trường để phục vụ tiền tuyến và về địa phương công tác. Nhà trường đã thực hiện theo lời dạy của Bác: “Dù khó khăn gian khổ đến đâu vẫn thi đua phong trào dạy tốt, học tốt”. Cuối năm 1972 sau thất bại dùng B52 ném bom vào Hà Nội, đế quốc Mỹ đã tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc. Được tỉnh cho chủ trương, trường được chuyển về địa điểm xã Minh Bảo – huyện Trấn Yên. Trong tình hình mới, mặc dù mới ở nơi sơ tán về, cơ sở vật chất rất nghèo nàn nhưng năm 1972 nhà trường đã chiêu sinh đào tạo các lớp Y sỹ khóa 21, 22, 23 hệ quốc lập và 2 lớp Y sỹ dân lập: Y12, Y13 và một lớp Y tá sơ học. Tháng 4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cùng với cả nước, Trường Trung cấp Y sỹ Yên Bái cũng bước vào giai đoạn cách mạng mới.
Trong giai đoạn 10 năm kể từ sau khi thành lập, Trường đã đào tạo được 1.135 người; trong đó:Y sỹ đa khoa 410 người, Y tá sơ học 600 người, dược tá 125 người, trung bình mỗi năm đào tạo trên 100 người.
Giai đoạn 15 năm hợp nhất trường (1976 – 1991)
Năm 1976 thực hiện chủ trương của Nhà nước sát nhập 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Trường Trung học Y tế Hoàng Liên Sơn có tên gọi từ đó. Bác sỹ Nguyễn Long – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y sỹ Nghĩa Lộ được quyết định giữ chức vụ Hiệu trưởng. Giai đoạn này do địa bàn rộng, nhu cầu cán bộ cơ sở rấy lớn cho nên quy mô đào tạo của nhà trường cũng được mở rộng. Ngay từ năm học đầu tiên của trường hợp nhất đã có 675 học sinh của 2 hệ chính quy và dân lập. Tháng 12/1976 kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên cho Y sỹ biên chế Y21 và Y 14 dân lập tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 98,5%; anh, chị em ra trường được nhận công tác ngay. Sau hợp nhất, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhà trường gặp không ít khó khăn, học sinh đông; vì vậy lãnh đạo Sở Y tế Hoàng Liên Sơn đồng ý cho trường mở rộng diện tích ra 2 khu: Khu A (Khu vực Sở Y tế hiện nay) làm nơi văn phòng, phòng học, nơi ăn, khu ở của giáo viên; Khu B (là mặt bằng hiện tại của trường) là khu ký túc xá, cơ sở thực hành của học sinh. Để cải thiện đời sống cán bộ, giáo viên và học sinh, trường đã đề nghị Uỷ ban xã Minh Bảo cho mượn 3ha đất, cách khu B 1km (khu vực nghĩa trang thị xã Yên Bái hiện nay), khu này nhà trường đã phát triển thành khu tăng gia: Đào ao thả cá, trồng lúa, trồng khoai, sắn, trồng rừng. Năm học 1987 – 1989 trường tổ chức đào tạo 2 ngành mới: Y tá trung học và nữ hộ sinh trung học. Tháng 2/1979 chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh trực tiếp là ngành Y tế, nhà trường đã thành lập các đội phẫu thuật tiền phương, biên chế cán bộ giáo viên và học sinh vào các đội Y tế lưu động, cứu thương, lên biên giới tham gia công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, củng cố pháo đài... góp phần vào cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới.
Trong giai đoạn này có một sự kiện đáng ghi nhớ: Nhà trường đã tập kết lên khu B (mặt bằng hiện tại). Tháng 4/1986 mưa rất to, nhiều giông bão, địa điểm trường ở trên cao, ngày 18 và đêm ngày 21/4 một trận cuồng phong đã tràn qua khu vực nhà trường làm đổ gần hết nhà cửa, phòng học, phòng làm việc, khu vực ký túc xá học sinh. Trường lâm vào cảnh đổ nát - bằng địa. Khó khăn chồng chất, phải tạm dừng học tập. Bằng công sức của mình, thầy và trò tự đào đất, đốt gạch, làm ngói xi măng, vào rừng lấy gỗ, tre, nứa, tự đục đẽo để dựng lên gần 100 gian nhà mới, khẩn trương để ổn định vào học tập, sinh hoạt.
15 năm của trường hợp nhất, kỷ niệm in đậm trong tâm khảm mỗi người là sự vươn lên khắc phục thiếu thốn, song cũng là giai đoạn mà nhà trường đào tạo số lượng học sinh nhiều nhất: Y sỹ 1.580 người, rất đa dạng và phong phú về nghề: Y sỹ đa khoa định hướng chuyên khoa sản – nhi, ngoại - hồi sức - cấp cứu, răng – hàm - mặt, chấn thương, vệ sinh phòng dịch chống sốt rét. 220 nữ hộ sinh trung học, 310 Y tá trung học, 890 Y tá sơ học, 370 hộ sinh sơ học và 44 Dược tá.
Giai đoạn từ 1992 đến nay
Tháng 10 năm 1991 với chủ trương của Nhà nước tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Yên Bái và Lao Cai. Từ một trường có 500 học sinh, biên chế 93 cán bộ, giáo viên, sau đó biên chế giảm xuống chỉ còn 46 người, quy mô đào tạo 300 học sinh. Tuy vậy nhà trwongf vẫn đảm nhận đào tạo cho tỉnh Lao Cai, khi mới tách tỉnh chưa có trường, đồng thời phải tăng số lượng đào tạo để xoá xã trắng về Y tế, cung cấp nhân lực cho cơ sở hiện tại rất thiếu. Với đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng quy trình đào tạo cán bộ Y tế người dân tộc, vùng caom trình độ văn hoá thấp” bằng giải pháp đào tạo văn hoá cùng với đào tạo chuyên môn đã khắc phục tình trạng thiếu nguồn tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Giải pháp trên đã khẳng định hướng đi đúng đắn, hiệu quả, có giá trị thực tiễn cao.
Có thể thấy rõ giai đoạn này phát triển mạnh các mặt: Cơ sở vật chất nhà trường được nâng cấp, xây dựng khang trang phòng học, phòng thực hành, nơi làm việc, nơi ăn ở được cải thiện rất nhiều so với những năm trước. Vật tư, trang thiết bị thường xuyên được bổ xung. Công tác tổ chức, quản lý có những bước tiến bộ, giữ được nề nếp, thực hiện cải cách hành chính. Giáo viên trong trường được quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy, được cử đi học ngoại ngữ, phương pháp sư phạm, tin học, học tập nâng cấp (cao học, cao đẳng), dự các lớp bồi dưỡng, hội thảo tại Trung ương và địa phương. Mục tiêu, nội dug chương trình, phương pháp đào tạo từng bước được đổi mới, đa dạng hoá đối tượng và loại hình đào tạo làm cho quy mô nhà trường ngày một mở rộng. Các hoạt động, phong trào thi đua: Hội giảng của giáo viên, hội thi học sinh giỏi được duy trì trở thành truyền thống 15 năm nay, hội giảing mỗi năm có từ 3 – 5 giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh, có 2 giáo viên dạy giỏi và 2 học sinh giỏi cấp quốc gia. Công đoàn, Đoàn thanh niên cở sở, Hội quần chúng thường xuyên hoạt động, phát động thi đua, đóng góp đáng kể vào kết quả chung của nhà trường. Nhà trường làm tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, hạn chế rất nhiều tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh trật tự, phấn đấu nhà trường “Môi trường sạch ma tuý”.
Số học sinh ra trường dã cung cấp cho tuyền tuyến, vào các cơ quan công – nông – lâm trường xí nghiệp và về phục vụ cho nhu cầu Y tế của địa phương. Hiện tại đã có người nghỉ hưu, trong số đang công tác, nhiều đồng chí đã trưởng thành giữ cương vị lãnh đạo tỉnh. 44 năm dưới ánh sáng đường lối giáo dục của Đảng, trường Trung học Y tế Yên Bái tiếp tục phát huy truyền thống, không ngừng phấn đấum khắc phục mọi khó khăn, vững bước đi lên, xứng đáng là nơi tạo nguồn nhân lực cán bộ Y tế cho địa phương. Đề ghi nhận thành tích, công lao đóng góp của nhà trường trong những năm qua và nhất là trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhà trường đã được Chính phủ, Bộ, Tỉnh tặng cờ thi đua và bằng khen.
- Chính phủ tặng 1 bằng khen
- Bộ Giáo dục – Đào tạo tặng 1 cờ thi đua, 2 bằng khen
- Bộ Y tế tặng 2 cờ thi đua, 1 bằng khen.
- Bộ công an tặng 3 bằng khen
- Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng 3 cờ thi đua, 3 bằng khen.
- Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng 1 bằng khen.
- LĐLĐ tỉnh tặng 2 cờ thi đua
- Huân chương lao động hạng nhì
- Huân chương lao động hạng ba
- 18 năm liên tục Chi bộ được nhận là “Cơ sở Đảng trong sạch - vững mạnh”
Và nhiều bằng, giấy khen cho cá nhân cán bộ và giáo viên.

OTHER PLACES NEAR TRườNG CĐ Y Tế YêN BáI (YMC)

Show more »