Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4.44

454 Tran phu, phuong 2
Bao Loc,
Vietnam

About Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc is a well known place listed as School in Bao Loc , Education in Bao Loc ,

Contact Details & Working Hours

Details

Năm 1955 Trường Quốc gia Nông lâm Mục Blao ( Bảo Lộc) được thành lập theo Nghị định số 112-BCN/NĐ ngày 19 tháng 11 năm 1955 do Bộ trưởng Bộ Canh nông Nguyễn Công Viên của Chính quyền Sài gòn ký. Ngày 8 tháng 12 năm 1976 Trường Trung học Kỹ thuật & Dạy nghề Bảo Lộc (THKT&DN Bảo Lộc) được thành lập trên cơ sở tiếp quản Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc Giai đoạn 1975 -1979: Tiếp quản trường cũ, ổn định nhà trường tiến tới thành lập trường Kỹ thuật Nông nghiệp Bảo lộc:

Việc tiếp quản ổn định trường kéo dài khoảng 1 năm( Từ tháng 10 /1975 đến tháng12 năm 1976). Ngày 7 tháng 12 năm 1998, Quyết định số 197/1998/QĐ-BNN-TCCB do Thư trưởng Nguyễn Quang Hà ký, chuyển trường Trung học kỹ thuật và dạy nghề Bảo Lộc thuộc Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt nam sang trực thuộc Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên quản lý. Tháng 12 năm 2005 , nhà trường đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép lập đề án để nâng cấp trường thành Trường Cao đẳng

Ngày 01 tháng 11 năm 2006, căn cứ ”Đề án sắp xếp các trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2006-2010” , Bộ Trưởng đã có quyết định số 3296/QĐ-BNN-TCCB chuyển trường từ Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên về trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Ngày 19 tháng 05 năm 2009, Quyết định số 3549/QĐ-BGDĐT do thứ Trưởng thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiếng Long ký nâng cấp thành Trường Cao đẳng công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
Hiện nay nhà trường có 6 khoa chuyên môn và 1 bộ môn đào tạo nhiều bậc học khác nhau:

- Khoa Công nghệ thông tin - ngoại ngữ

- Khoa Chăn nuôi - Thú y

- Khoa Cơ - Điện

- Khoa Kinh tế

- Khoa Trồng trọt - QLĐĐ

- Khoa Khoa học cơ bản

- Bộ môn Pháp luật - Mac.Lê nin

Quy mô và ngành nghề đào tạo

Quy mô đào tạo: Với 35 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã tuyển sinh đào tạo được 35 khóa trung học chính quy, trên 43 khóa nghề với hơn 40.000 học sinh chính quy tốt nghiệp và đào tạo không chính quy, bồi dưỡng cho 23.000 học viên, học sinh, phục vụ sự nghiệp phát triển của ngành cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên và cả nước.

Ngành nghề đào tạo: Cơ cấu ngành nghề không ngừng được mở rộng, ngày càng đa dạng hóa phù hợp với nhu cầu của người học, của doanh nghiệp và thị trường lao động. Các ngành nghề hiện nay nhà trường đang tuyển sinh đào tạo gồm:

A. ĐÀO TẠO CHÍNH QUY

I. Bậc cao đẳng: Thời gian đào tạo 3 năm.

Kế toán
Quản trị kinh doanh
Khoa học cây trồng
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Chăn nuôi
II. Bậc Cao đẳng nghề: Thời gian đào tạo 3 năm

Lập trình máy tính
Quản trị mạng máy tính
Kế toán doanh nghiệp
Công nghệ ô tô
Bảo vệ thực vật
Trồng cây công nghiệp
Chăn nuôi gia súc, gia cầm
Thú y
Điện công nghiệp
III. Bậc trung cấp chuyên nghiệp: Thời gian từ 2 đến 3 năm (chưa tốt nghiệp PTTH)

Công nghệ thông tin
Nông nghiệp tổng hợp
Chăn nuôi – thú y
Điện công nghiệp và dân dụng
Hạch toán kế toán
Quản lý đất đai
Sửa chữa khai thác thiết bị cơ khí
Dâu tằm
Bảo trì, sửa chữa ô tô, xe máy
Trồng trọt
IV. Bậc trung cấp nghề và sơ cấp nghề: Thời gian đào tạo 6 tháng đến 2 năm

B. ĐÀO TẠO TẠI CHỨC (VỪA LÀM VỪA HỌC)

Đào tạo các chuyên ngành tương tự Hệ chính quy tại Trường và các cơ sở liên kết tại các địa phương.

C. ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN, ĐÀO TẠO NGẮN HẠN VÀ BỒI DƯỠNG

Nghiệp vụ kế toán trưởng
Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sử dụng phần mềm kế toán
Tin học (trình độ A, B, C và ứng dụng)
Ngoại ngữ (Tiếng Anh trình độ A, B, C);
Đào tạo chuyên đề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp
Chuyển giao công nghệ, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp...
D. LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

1. Các trường đại học, cao đẳng

Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Trường Đại học Đà Lạt
Trường Đại học Lâm nghiệp
Trường Đại học nông lâm TP.HCM
2. Các tỉnh liên kết đào tạo

Tỉnh Gia Lai
Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu
Tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Bình Thuận
Tỉnh Ninh Thuận
Đội ngũ giảng viên và cán bộ của trường

Tổng số cán bộ viên chức nhà trường là 120 người; trong đó giảng viên cơ hữu là 97 người, giảng viên kiêm chức là 13 người. 100% giảng viên đã qua đào tạo về sư phạm, có trình độ từ đại học trở lên; hơn 60% cán bộ, giảng viên là thạc sỹ và đang học cao học. Trường còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là những giảng viên tại các trường Đại học và các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên môn vững vàng và tay nghề thành thạo.

Hàng năm, nhà trường thường xuyên tổ chức và tạo điều kiện cho giảng viên, cán bộ học tập, nghiên cứu, tham gia các hoạt động khoa học, đi thực tế, dự hội thảo, tập huấn chuyên môn .... để nâng cao trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Những thành tích đã đạt được

Nhà trường đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng II, hạng III; được Chính phủ, các bộ, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng, cờ thi đua, bằng khen cao quý cho tập thể CBCC, các đoàn thể và cá nhân. Hằng năm luôn có nhiều cán bộ, giảng viên đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua, Giáo viên giỏi cấp cơ sở và trên cơ sở.

- Phát triển chương trình đào tạo mới, đặc biệt là các chuyên ngành trình độ cao đẳng và triển khai tuyển sinh đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng, liên kết đào tạo liên thông lên trình độ đại học.

- Tuyển dụng thêm và đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, CBCC tương ứng với sự phát triển về quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sách và tài liệu phục vụ giảng dạy.

- Liên kết, hợp tác với các trường đại học, các cơ sở giáo dục đào tạo địa phương để phát triển, mở rộng hoạt động đào tạo, đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội.