Quán cơm tấm bà Sáu Long Xuyên 3.48

Đường Thoại Ngọc Hầu, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Long Xuyên, +84
Vietnam

About Quán cơm tấm bà Sáu Long Xuyên

Quán cơm tấm bà Sáu Long Xuyên Quán cơm tấm bà Sáu Long Xuyên is a well known place listed as Business Service in Long Xuyên , Soul Food Restaurant in Long Xuyên ,

Contact Details & Working Hours

Details

Cơm Tấm từ lâu đã rất gần gũi với người Việt Nam và bao đời nay đã là nét riêng độc đáo trong ẩm thực Việt Nam. Nhắc đến cơm Tấm là thực khách lại nhớ ngay tới những đĩa cơm Tấm hạt rời, dìu dịu mùi gạo ăn cùng với hương vị béo ngậy, thơm nức của thịt nướng hay những miếng sườn thơm lựng… cùng thứ nước chấm đặc sánh mà như giục lòng du khách đến Việt Nam để một lần thưởng thức. Cơm tấm có đặc điểm là rất dễ ăn, có thể ăn sáng, trưa hoặc tối. Cơm tấm có thể ăn kèm với các thức ăn như: thịt nướng, sườn nướng, bì, chả… tạo nên nhiều lựa chọn cho thực khách. Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, nó là một trong những món ăn sáng được ưa chuộng nhất của người miền Nam, nhất là Long Xuyên, Cơm tấm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Nay thì cơm tấm đã thành món ăn quen thuộc do đó gạo tấm cũng được nâng giá cao hơn. Ăn cơm tấm phải có nước mắm ngọt, là nước mắm pha với nước lọc và thêm đường. Tùy theo cách chế biến và khẩu vị của người ăn, nước mắm có thể ngọt nhiều hoặc ngọt ít (mặn), có thể thêm chanh. Cơm tấm có thể ăn kèm với nhiều thứ, nhưng nhiều nhất là Sườn nướng, chả trứng, trứng ốp la và bì. Sườn ăn với cơm tấm là loại sườn heo được tẩm ướp gia vị chua ngọt, sau đó đem nướng. Thường các quán cơm tấm nướng sườn ngay trước cửa tiệm, khói hương bốc ra mang theo mùi vị đặc trưng của sườn nướng và nhiều người nhận ra ngay là họ vừa đi ngang qua quán cơm tấm. Chả gọi là chả hoặc chả trứng, được làm từ trứng, cua, thịt xay, nấm mèo và bún tàu. Chả trứng được chưng sẵn thành một cái bánh hình tròn hoặc chữ nhật, khi ăn xắt lát. Trứng ở đây thường là trứng thịt kho hột vịt được nấu chung với thịt khìa. Bì là hỗn hợp nhiều thứ, thường gồm thịt heo cắt sợi, da heo cắt sợi trộn với thín và gia vị. Ngoài ra dĩa cơm tấm thơm ngon không thể thiếu Mỡ hành. Nó là hỗn hợp lỏng được làm từ hành lá, phi dầu hoặc mỡ, đôi khi trộn với tóp mỡ chiên. Mỡ hành giúp cơm tấm có độ béo đặc trưng, tuy nhiên một số người không ăn vì nhiều lý do sợ béo. Để cơm tấm ăn không bị ngán người ta còn làm thêm một số món đồ chua giúp cơm tấm có vị chua ngọt. Thường làm từ đu đủ, cà rốt, củ cải, dưa leo, đôi khi là cà chua. Cơm tấm thường được bày trên dĩa hoặc hộp (nếu mua về). Cách ăn cũng như ăn các loại cơm bán trên dĩa khác, nhưng người miền Nam thường dùng muỗng và nĩa.
Có những ngày lang thang ở những vùng đất khác, những thành phố khác, tôi mới chợt nhận ra, những món ăn bình dân nhưng gần gũi của nơi tôi sống gắn bó như là máu thịt, như việc hít thở không khí mỗi ngày. Bồi hồi nhớ và thèm món cơm tấm bình dân bà Sáu long Xuyên, món ăn mà tôi nghĩ nó được xem là đặc trưng nhất của vùng đất này. Món ăn mà tôi đã gắn bó từ rất lâu, đó là những ngày còn thơ ấu.
Quán cơm tấm bà Sáu Long Xuyên tọa trên đường Thoại Ngọc Hầu qua cầu Cái Sơn trong một tí khoảng 30 mét thuộc địa phận phường Mỹ Phước Long Xuyên tỉnh An Giang. Quán thường bắt đầu khi trời dần vơi đi các oi bức của ban trưa, tầm khoảng 2h thì quán cơm tấm bà Sáu đã dần dần được dọn ra và cũng là lúc khu xóm nhỏ lao động lại trở nên nhộn nhịp với những hàng quán khác cũng bắt đầu công việc trong ngày của mình. Quán có đủ mọi tầng lớp khách sang trọng, bình dân…ghé ăn. Món ăn của quán đa dạng: sườn, chả, bì, trứng kho,… kèm theo nước mắm đậm đặc, ngon miệng nên cực kì đông khách. Nhưng điều đặc biệt làm tôi “nghiện” món ăn bình dân này không phải là thức ăn mà chính là cơm tấm. Cơm tấm tại đây luôn thơm lừng, hạt rời nhau nhưng vẫn mềm dẻo. Mỗi khi đến quán, tôi hay tranh thủ đứng sát cái nồi cơm to đùng, để mỗi khi bà Sáu chủ quán mở nồi xới cơm, tôi được ngửi thấy mùi tấm lan toả ra xung quanh….Nhiều người con xa quê hương, nhưng thể không quên cái món ăn cái của quê nhà, và món cơm tấm bà Sáu khi nhớ lại càng day dứt. Khi có dịp về thăm quê là người ta lại đợi đến chiều không ăn cơm tối chạy ngay đến quán ăn liền dĩa cơm tấm cho đã đời. Cơm tấm bà Sáu gây nghiện đấy nhiều người đã khẳng định như vậy, chiều tối không ăn cơm tấm bà Sáu không chịu nổi, có người ăn đến 2 dĩa vẫn còn thòm thèm.
Người Long Xuyên có thể ăn cơm tấm sáng trưa chiều tối. Buổi sáng, bước ra bất cứ đầu hẻm nào, dù thấy hàng loạt quán nui phở bánh canh, thế nào rồi cũng bắt gặp một quán cơm tấm. Chiều tối có gia đình không nấu cơm thế là cả nhà lại ra quán bà Sáu thưởng thức món cơm tấm quê hương này