Hai Ba Trung Temple in Hat Mon, Phuc Tho, Ha Noi 3.3

4.9 star(s) from 10 votes
Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng - Xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ
Hanoi, 10000
Vietnam

About Hai Ba Trung Temple in Hat Mon, Phuc Tho, Ha Noi

Hai Ba Trung Temple in Hat Mon, Phuc Tho, Ha Noi Hai Ba Trung Temple in Hat Mon, Phuc Tho, Ha Noi is a well known place listed as Tours/sightseeing in Hanoi , Landmark in Hanoi , Historical Place in Hanoi ,

Contact Details & Working Hours

Details

Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội được dựng sau khi Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát để bảo toàn khí tiết, hoá thân vào cõi vĩnh hằng, ngày 6 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công nguyên). Đây là ngôi đền cổ nhất trong hệ thống đền thờ Hai Bà Trưng. Đền là một quần thể di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo được xây dựng ở phía bắc làng cổ, nhìn theo hướng tây - nam trên một khu đất linh địa có thế long chầu hổ phục, phía trước là gò con rùa và sông Hát chảy từ bên hữu sang bên tả.

Hiện nay, tại đền còn giữ được một số tấm bia hậu rất cổ có nội dung ghi về việc tu sửa ngôi đền:

- “Cung tiến bản từ nhị vị đại vương giám sát huệ điền bi ký” được khắc năm Vĩnh Tộ thứ ba (1622) do một ông tiến sĩ đỗ khoa Ất Mùi làm Binh bộ Thượng thư soạn, kể việc quan nội giám cúng ruộng cho đền. Tấm bia này nhiều chữ nay đã bị mờ.

- “Khắc thạch bi” do Nguyễn Trí Cung đỗ Hội nguyên khoa Quý Mão đời Chính Hoà (1703) soạn. Bia được khắc năm Vĩnh Hựu - Bính Thìn (1736) nói về việc sửa đền.

- “Miếu hướng bi ký” do tú tài Hồ Danh Bật soạn năm Tự Đức thứ 35 (1882), nội dung của bia cho biết đền Hát là đền quốc tế (vua phải cử Khâm sai thay mặt đến tế) nhưng bị hư hỏng nhiều. Dân đóng góp tiền của, công sức tu sửa và chuyển hướng đền.

Có thể thấy, truyền thuyết về Hai Bà Trưng - người anh hùng dân tộc đã lắng đọng ngàn năm ở vùng đất cổ xứ Đoài. Nó đã sống mãi với thời gian và trong tâm thức dân gian. Vì vậy trong suốt diễn trình lịch sử của dân tộc ngôi đền vẫn luôn được bảo tồn. Cho đến nay quần thể đền Hát Môn gồm các hạng mục: Quán Tiên (miếu Các Cô), cổng Tứ trụ, Nghi môn, đền chính, nhà Tạm ngự, nhà Ngự dội (Mộc dục), nhà tưởng niệm bà Nguyễn Thị Định, khu nhà khách và không gian lễ hội rộng lớn.

Dọc đường vào đền và xung quanh các hạng mục chính có nhiều cây đại thụ. Ngày thường, quang cảnh trầm mặc, u tịch gợi cho khách chiêm bái tâm tình hoài cổ; ngày hội, tưng bừng náo nức cả một vùng, xứng là nơi di tích lịch sử, danh thắng quốc gia.

Mở đầu khu di tích là Quán Tiên được nhân dân dựng lên để thờ tiên thánh đã hiển linh thành bà lão bán hàng nước âm phù giúp Hai Bà Trưng. Bên cạnh đó là nhà Tạm ngự có nền cao bằng mặt đê, kết cấu kiểu chữ đinh (chuôi vồ) để rước Hai Bà lên ngự những năm nước lớn. Tiếp đó là cổng vào được làm theo kiểu tứ trụ có niên đại ở thời Nguyễn. Đây là những trục thông linh, hai trụ giữa lớn hơn với đỉnh trụ là bốn con phượng theo kiểu lá lật. Phượng tượng trưng cho bầu trời, với đầu đội công lý và đức hạnh, mắt là mặt trời - mặt trăng, lưng cõng bầu trời, đuôi là tinh tú, cánh là gió, chân là đất, lông là cây cỏ. Trong tư cách này, phượng như hội tụ sinh lực của bốn phương trời truyền qua cột mà tràn về trần gian. Hai trụ nhỏ hơn với đỉnh là đôi lân trong thế ngồi nhìn xuống tượng trưng cho trí tuệ, sự trong sáng của tầng trên. Thân trụ biểu lớn ghi đôi câu đối bằng chữ Hán với nội dung khẳng định sự bền vững của đất nước cùng chủ quyền của dân tộc:

Đồng trụ chiết hoàn Giao Lĩnh trĩ

Cấm Khê doanh hạc Hát Giang trường

Nghĩa là:

Đồng trụ gãy hay còn, núi non Giao Chỉ vẫn vững

Cấm Khê đầy hay cạn, sông nước Hát Giang vẫn dài.

Từ cổng đền, rẽ tay trái là đến Nghi môn đền (nhân dân thường gọi là Tam quan) được làm theo kiểu chồng diêm hai tầng mái tượng cho âm - dương đối đãi và biểu trưng cho “Tam tài” là Thiên - Địa - Nhân nhất thể trong “dịch học”. Nghi môn tuy không cao lớn nhưng được làm theo hình thức cổ truyền nên mang nét ấm cúng, trữ tình để cho du khách khi bước tới đây sẽ dẹp bỏ được những lo toan, giữ lòng thanh tịnh mà hướng tới cõi thiêng liêng.

Qua khỏi Nghi môn là đến sân rồng thoáng rộng có hai ban thờ nhỏ. Tương truyền, trước khi hoá Hai Bà Trưng đã được dân làng đến dâng bánh trôi và muỗm ngự. Hạt muỗm Hai Bà để lại trở thành hai cây đại thụ, dân làng lấy đó làm hướng lập đền thờ. Về sau hai cây muỗm không còn, dân làng lập hai ban thờ nhỏ thờ thần Mộc tại đó.

Đăng đối nhau qua sân rồng là hai dãy tả hữu mạc, mỗi dãy gồm năm gian, bộ vì chủ yếu là bào trơn đóng bén vừa giản dị, bền chắc vừa tạo sự thông thoáng, thuận tiện cho nhân dân khi nghỉ chân sửa lễ trước khi vào đền dâng lễ Hai Bà.

Hạng mục kiến trúc được quan tâm nhất là Đền chính được dựng theo kiểu tiền nhất, hậu đinh. Qua nghệ thuật kiến trúc có thể thấy toà Đại bái có trước Thiêu hương và Hậu cung, với phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII. Niên đại ghi trên câu đầu cho biết đền được tu bổ lớn vào năm Gia Long 18 (1819), sau đó còn được tu bổ nhiều lần nữa, lần gần đây nhất là năm 2004 - 2006.

Kiến trúc Đại bái đền được dựng theo kiểu năm gian tường xây hồi bít đốc, bốn hàng chân cột đặt trên một nền thấp với hai mái chảy lợp ngói ri. Kết cấu bộ khung gỗ trong lòng nhà gồm bộ vì nóc với kiểu giá chiêng kết hợp chồng rường, cốn mê, bẩy hiên và bẩy hậu.

Đại bái còn được tô điểm bằng các cửa võng gỗ chạm cùng các bức hoành phi chữ Hán có nội dung biểu dương sự nghiệp của Hai Bà Trưng đã nối lại nền chính thống của các vua Hùng ngày trước như: Lạc Hùng chính thống (chính dòng Hùng Lạc); Trì tiết hành nghĩa (giữ tiết làm việc nghĩa). Đặc biệt, ở đền còn có nhiều đôi câu đối chữ Hán đặc sắc như:

Anh hùng đại quá nhân bất cận nhất thời khôi thổ vũ

Tinh linh tại thiên địa năng ư thiên tải phúc tư dân

Nghĩa là:

Anh hùng vượt thế thường, công lớn một thời điểm tô cho đất nước

Tinh linh cùng trời đất, bao trùm muôn thuở mang phúc cho dân

Thiêu hương và Hậu cung phía trong đều được làm chồng diêm hai tầng mái, tường hồi bít đốc. Bộ vì nóc ở Thiêu hương được làm kiểu giá chiêng kiêm chồng rường với bốn hàng chân, còn ở tòa Hậu cung có kết cấu chính là các bộ vì kiểu ván mê mang phong cách nghệ thuật giữa thế kỷ XIX.

Trong đền còn có nhiều đồ thờ tự như: hương án, bát bửu, hạc, kiệu song loan với nhiều chất liệu: đá, gỗ, đồng, giấy, vải, sành, sứ gắn với các triều đại từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn và của cả thế kỷ XX. Các đồ thờ tự này là sản phẩm văn hoá vật thể, chứa đựng ý nghĩa phi vật thể đó là ước vọng truyền đời của tổ tiên, qua đó như để cầu nguồn hạnh phúc cho con người, cho vạn vật. Đặc biệt, các tư liệu Hán Nôm trong đền gồm 6 bia đá, 22 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến và rất nhiều câu đối, hoành phi, đại tự cổ do các quan chức, nhân sĩ trong vùng tỏ lòng bái ngưỡng Hai Bà.

Ngọc phả đền Hai Bà Trưng ở Hát Môn ghi rằng: khi quân Hai Bà Trưng rút đến bãi Trường Sa, phía đầu làng Hát Môn bỗng hiện ra một quán gianh nhỏ. Sau khi vào quán ăn bánh trôi và muỗm ngự, qua lời bà hàng nước như lời mách bảo của tiên thánh “mệnh trời đổi thay khó đoán, Hát Giang ở phía trước, xin đức vua bà nên bảo trọng”, Hai Bà liền sai cận thần cất giấu ấn ngọc rồi từ biệt dân làng, cùng đoàn quân từ từ tiến ra bến sông. Bỗng bốn phía mây đen kéo đến che phủ cả một vùng rộng lớn, tiếp đến trận cuồng phong nổi lên dữ dội, Hai Bà cùng đoàn quân sĩ hộ giá gieo mình xuống dòng sông Hát, hóa vào cõi vĩnh hằng. Hôm đó là ngày 6 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công nguyên).

Truyền thuyết vùng Hà Nội kể, sau khi hóa, khí anh linh sông núi của Hai Bà kết thành tượng đá, theo dòng nước trôi xuôi, mãi đến thời Lý mới đến vùng Thăng Long. Một đêm đầu tháng 2 âm lịch, hai pho tượng đá tỏa sáng trên sông Nhị trước bãi Đồng Nhân, dân làng đã lấy vải đỏ làm lễ buộc tượng đón các bà vào. Dân gian truyền rằng,tượng đá có cái thế hai tay giơ cao như đang rẽ nước tiến lên, đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp. Sau đó dân làng Đồng Nhân lập đền thờ hai pho tượng trên ở bên sông. Từ đó đền thờ Hai Bà ở Hát Môn được coi là nơi thánh tích còn đền Đồng Nhân được coi là nơi hiển tích. Để tưởng nhớ đến Hai Bà, theo truyền thống địa phương hằng năm nhân dân Hát Môn tổ chức ba lễ hội, trong đó quan trọng nhất là lễ kỷ niệm ngày hóa của Hai Bà vào ngày 6 tháng 3 âm lịch.

Lễ hội ngày 6 tháng 3 (kỷ niệm ngày Hai Bà hoá)

Xưa kia, vào những năm phong đăng hòa cốc, khi làng mở hội lớn thì dân làng phải chuẩn bị từ tết Nguyên đán. 5 giáp trong làng là: Đông Thượng, Đông Hạ, Nam Thượng, Nam Hạ và giáp Trung cùng lo việc tu lễ. Ngày nay công việc tổ chức lễ hội do Ban khánh tiết, Ban hành lễ và các tiểu ban khác đảm nhiệm.

Chiều ngày 4 tháng 3 - ngày khai hội, Ban hành lễ làm lễ mở cửa đền, chủ tế làm lễ xin Hai Bà cho rước quan Giám Trai về nhà chứa lễ. Sáng ngày 5, các cụ làm lễ tế cáo (tế yết). Sau lễ tế của Ban hành lễ là lễ dâng hương của các đoàn khách thập phương về dự hội...

OTHER PLACES NEAR HAI BA TRUNG TEMPLE IN HAT MON, PHUC THO, HA NOI

Show more »