Ngọc Đỉnh quê tôi 4.67

4.5 star(s) from 79 votes
Thanh Hóa, 0373
Vietnam

About Ngọc Đỉnh quê tôi

Ngọc Đỉnh quê tôi Ngọc Đỉnh quê tôi is a well known place listed as Public Places in Thanh Hóa , Catholic Church in Thanh Hóa ,

Contact Details & Working Hours

Details

Cha chính xứ : Lm Giuse Phạm Văn Định.
Cha phụ tá : Lm Giuse Nguyễn Văn Điệp.

I.Vị trí địa lý Giáo xứ Ngọc Đỉnh

Giáo xứ Ngọc Đỉnh được thành lập bao gồm nhiều giáo họ khác nhau, và giáo dân sinh sống và làm ăn ở nhiều vùng dân cư khác nhau trong địa bàn Huyện Hoằng Hóa.
Tuy nhiên Giáo xứ Ngọc Đỉnh lấy giáo họ Trị sở thuộc xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa làm nơi tập trung và quy tụ mọi giáo dân. Cũng như xác nhận với Chính quyền và mọi người ở mọi nơi về địa bàn của Giáo xứ.

Như vậy Nhà thờ Giáo xứ Ngọc Đỉnh nằm trên địa bàn xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cách Tòa giám mục khoảng 25km về hướng đông.
+Tiếp giáp với xã Hoằng Đạt về phía Bắc.
+Tiếp giáp với xã Hoằng Yến về phía Đông.
+Tiếp giáp với xã Hoằng Đạo về phía Nam và Tây.
Giáo xứ được bao bọc bởi hai con sông nhỏ, một sông nước ngọt và một nhánh sông nước mặn đổ ra biển.

II.Hoàn cảnh ra đời giáo họ

Vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, trong bối cảnh các nhà truyền giáo phương Tây đã dần đưa được ánh sáng Tin Mừng đến với đất nước Việt Nam, cũng như phong trào truyền giáo của các tu sĩ đang diễn ra rất sôi nổi.
Đời sống Đức Tin ở Việt Nam càng ngày càng lớn mạnh. Người dân Thanh Hóa cũng đã nhiều nơi được rao giảng Tin mừng, từ vùng đồng bằng, đến vùng biển, vùng núi, từ trung tâm đến tận những vùng xa xôi.
Mặc dù đời sống của giáo dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Thanh Hóa đang còn khá mới mẻ, thế nhưng giáo dân vẫn cho thấy được đời sống Đức Tin rất tuyệt vời của mình. Góp phần tích cực vào công cuộc giao giảng Tin mừng của Chúa.
Cũng vào cuối thế kỉ XVIII có hai gia đình họ Lưu và họ Nguyễn ở làng Trung Tuyến, thuộc xá Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa đến vùng đất mới để sinh sống lập nghiệp. Những gia đình này đến đây làm nghề chài lưới bở ở đây có những con sông nhỏ và bên cạnh đó họ làm nghề nông.
Lúc đầu mảnh đất này không có người ở, không có tên gọi chỉ là một mảnh đất bồi ven biển, có sông ngòi vây quanh.
Khi có người đến ở, ban đầu mọi người vẫn gọi đây là "Vô Hữu"(Tạm dịch là không có người). Làng Vô Hữu lúc đó thuộc phủ Hoằng Hóa, Tổng Bút Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
Sau một thời gian mảnh đất Vô Hữu được đổi tên là làng Cách, hay còn gọi là Cánh Thôn vì láng cách biệt với các làng bên cạnh, đường xá đi lại khó khăn và có sông ngòi bao quanh.
Vào những năm đầu của Thế kỉ XIX, đời sống của người dân ở đây bắt đầu có những thay đổi:
-Đời sống làm ăn khá phát triển, cuộc sống ổn định.
-Đời sống Đức Tin ngày một lớn mạnh.
-Số dân ở đây tăng lên và số người theo đạo cũng đã tăng lên, con số giáo dân lúc bấy giờ là khoảng 200 người.
=>Đây chính là những tiền đề quan trọng cho việc quyết định thành lập nên một giáo họ mới tại đây.
Vào khoảng năm 1849 Giáo họ Cánh Thôn được thành lập. Khi ra đời Giáo họ thuộc Giáo xứ Mỹ Điện, Giáo phận Tây Đàng Ngoài.
Lúc này Giáo cũng đã có nhà thờ tranh 5 gian và có một nhà phòng. Đời sống Đức Tin của Giáo dân càng trở nên mạnh mẽ.

III. Thành lập giáo xứ Ngọc Đỉnh

Sau khi Giáo họ thành lập được một thời gian khá dài, vào thời vua Tự Đức xã hội phong kiến có những chính sách thay đổi trong việc hoạt động tôn giáo.
Vào tháng 10 năm 1857 Vua ra sắc chỉ cấm đạo, quan quân triều đình mở nhiều cuộc càn quét, tra tấn giết chóc đối với những người theo đạo cũng như những nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa.
Giáo họ lúc này cũng không trành khỏi cuộc càn quét này của triều đình. Quan quân tràn về giáo họ, giết hại giáo dân, cùng lúc, những người ngoại đạo ở các nơi khác đặc biệt là các làng lân cận cũng tràn sang giết người cướp của và đốt phá nhà cửa. Nhiều giáo dân đã bị bắt, bị bỏ tù, bị đánh đập giã man và nhiều giáo dân bị giết chết. Giáo dân vẫn quyết tâm giữu vững niềm tin, người bị chết số còn lại không chịu khuất phục thì bỏ làng đi nơi khác.
Nhà thờ và nhà phòng bị đốt phá. Số giáo dân bị chém và chết trong tù là khoảng 40 người.
Đến mãi năm 1890 việc cấm đạo có phần lắng xuống. Lúc này những người bỏ đi mới dám quay trở lại làng để sinh sống.
Năm 1891 Giáo họ được Cha Phẩm về coi sóc Giáo họ. Giáo dân lúc này còn lại khoảng 100 người, nhưng vẫn xây dựng một nhà thờ và một nhà phòng.
Đời sống Đức tin của Giáo dân ngày càng một đi lên, số giáo dân tin vào Ánh Sáng Tin Mừng một lúc một đông hơn.
Đến năm 1929 giáo họ được đổi tên thành Giáo họ Ngọc Đỉnh. Giáo họ Ngọc Đỉnh lúc này thuộc giáo xứ Mỹ Điện Giáo phận Phát Diệm.
Tên gọi Ngọc Đỉnh bắt đầu từ đây.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Giáo họ, của đời sống Đức Tin cũng như sự lớn mạnh về số lượng giáo dân trong giáo họ đã trở thành cơ sở để giáo họ Ngọc Đỉnh trở nên một xứ đạo mới.
Sau khi giáo họ được đổi tên là Ngọc Đỉnh, số giáo dân tăng lên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đạo công giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1930 vào thời Đức Cha Alexandre Marcau (Đức Cha Hành). Giáo họ Ngọc Đỉnh được tách khỏi Giáo xứ Mỹ Điện và Thành lập nên Giáo Xứ Ngọc Đỉnh.
Ban đầu giáo xứ bao gồm 4 giáo họ:
1. Giáo họ Ngọc Đỉnh xã Hoằng hà
2. Giáo họ Bái Ninh hay còn gọi là Khánh Hòa thuộc 2 xã Hoàng Đạt và Hoằng Phúc.
3. Giáo họ Ngọc Đô hay còn gọi là Khê Xá thuộc xã Hoặng Ngọc.
4. Giáo họ Bái Xuyên thuộc xã Hoằng Xuyên.

IV. Giáo xứ qua các thời kỳ

Sau khi thành lập năm 1930, Giáo xứ Ngọc Đỉnh cũng như Giáo hội Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều những thăng trầm và những biến cố xảy ra cùng với sự phát triển của xã hội. Lịch sử phát triển của Giáo Xứ gắn liền với từng thời kì, từng giai đoạn.

1. Giai đoạn từ 1930 đến 1950.
Linh mục Xứ: Cha Phêrô Phạm Minh Cộng. ( 1930-1950 ).
Giáo xứ mới được Thành lập được Cha Phêrô Cộng làm linh mục xứ. Ban đầu có 4 giáo họ, thời kì dầu với những khó khăn nhất định.
Đến năm 1932. Giáo phận Thanh Hóa được thành lập, Giáo xứ Ngọc Đỉnh cũng tách ra khỏi Giáo Phận Phát Diệm và trở thành Giáo xứ thuộc Giáo phận Thanh Hóa. Với sự nhiệt thành và ơn Chúa giúp công việc truyền giáo của Cha Phê rô, Giáo xứ ngày một phát triển mạnh mẽ hơn.
Tính đến những năm 1950-1954 trong Giáo xứa có tới 13 giạo họ ở 10 xã trên phạm vi toàn huyện Hoằng Hóa.
1.Giáo họ Ngọc Đỉnh xã Hoằng Hà
2. Giáo họ Bằng Trì xã Hoằng Phụ
3. Giáo họ Ba Làng xã Hoằng Đông
4. Giáo họ Xuân Vi xã Hoằng Thanh
5. Giáo họ Ngọc Đô xã Hoằng Ngọc
6. Giáo họ Ngọc Mỹ xã Hoằng Ngọc
7. Giáo họ Sơn Trang xã Hoằng Yến
8. Giáo họ Bành Thôn xã Hoằng Yến
9. Giáo họ Khang Phụ xã Hoằng Yến
10. Giáo họ Bái Xuyên xã Hoằng Xuyên
11. Giáo họ Phú Phong xã Hoằng Tiến
12. Giáo họ Bái Ninh thuộc 2 xã Hoằng Đạt và Hoằng Phúc.
13. Giáo họ Khúc Phụ xã Hoằng Phụ.
Tổng số Giáo dân đã lên tới con số 3000 giáo dân, mà đặc biệt là mặc dù số giáo họ rất đông và nằm ở nhiều xã khác nhau nhưng giáo họ nào cũng đều có nhà thờ.

2. Giai đoạn 1950 đến năm 1954.
Giai đoạn từ 1950-1954 tuy rất ngắn so với lịch sử phát triển của gióa xứ nhưng lại là giai đoạn có những biến cố quan trọng xảy ra và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và cấu trúc của toàn giáo xứ.
Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Lúc này đất nước ta sau khi giành chiến thắng trong cuộc cách mạng dân tộc tháng 8 năm 1945, Miền bắc bước vào xây dựng CNXH, chính quyền có những chính sách ngăn cản hoạt động của Đạo Công giáo đặc biệt là việc kiềm hãm việc giao giảng Tin Mừng của các Tu sĩ…
Cùng với đó là đến năm 1950 Cha phê rô Phạm Mịnh Cộng không còn coi sóc Giáo xứ nữa. và cũng chưa có Cha khác đến coi sóc Giao xứ. Con số Giáo họ và Giáo dân mà Cha đã dày công xây dựng dàn không có người chăn dắt. Giáo dân nhanh chóng bị lung lay khi Đức Tin còn non trẻ.
Đến Năm 1954 số Giáo dân còn lại không nhiều, và chỉ còn lại 4 Giáo họ.
- Giáo họ Ngọc Đỉnh
- Giáo họ Ngọc Đô
- Giáo họ Bái Ninh
- Giáo họ Phú Phong

3. Giai đoạn 1954 đến năm 1994
Từ năm 1950 đến năm 1956 Giáo xứ không có Linh mục coi sóc.
Đến năm 1956 mới bắt đầu có Linh mục Gioan Nguyễn Văn Lập đến coi sóc Giáo Xứ. Đến năm 1964. (1956-1964)
Từ năm 1964 đến năm 1966 sau khi Cha Lập đi Giáo xứ không có Cha chăm sóc. Đên năm 1966 Cha Phaolô Đinh Trí Thức đến chăm sóc Giáo xứ đến năm 1977. (1966-1977)
Đến năm 1977 Cha Phêrô Nguyên Văn Quỳnh đến chăm sóc Giáo xứ đến năm 1993.(1977- 1993).
Như vậy giai đoạn từ năm 1954_1994 có 3 Linh mục đến coi sóc giáo xứ.

4. Giai đoạn 1994 đến năm 2007.
Năm 1994 Cha G.B Trịnh Quốc Vương về coi sóc Giáo Xứ.(1994-1998)
Cũng năm 1994 Gió họ Sơn Trang được phục hồi với số nhân danh là 30.
Như vậy lúc này giáo xứ có 5 giáo họ với tổng số nhân danh là 1800.
Năm 1997-1998 Nhà thờ giáo xứ được xây dựng lại và Cung hiến năm 1998 với tước hiệu "Đức Mẹ Mân Côi".
Năm 1998 Cha Phao lô Trần Ngọc Loan về coi sóc Giáo xứ.(1998- 2005) Giáo họ Sơn Trang được phục hồi lại trong thời gian này.
Năm 2005 Cha Phao lô Trần Quang Kính về coi sóc Giáo xứ.(2005- 2007).

5. Giai đoạn 2007 đến nay…

Năm 2007 Cha Giuse Trần Văn Minh về coi sóc giáo xứ. Ngày 29-10 -2009 Linh Đài Đức Mẹ La Vang Ngọc Đỉnh được Khánh Thành.

Trong Giáo xứ có nhiều hội đoàn. Thành lập nhằm mục đích phụng vụ, cầu nguyện, khuyên nhủ nhau trong đời sống Đức Tin và cả cuộc sống hằng ngày, giúp đỡ nhau trong việc lành…
Đây là bài viết sơ qua về giáo xứ, có sai sót và thiếu. Mọi người có thể đóng góp để chúng ta biết hơn về lịch sử giáo xú chúng ta.

Tài liệu từ thầy xứ, và một số người trong giáo xứ.