GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM 4.05

75 Phát Diệm Đông, TT Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình
Phat Diem, 35
Vietnam

About GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM

GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM is a well known place listed as Church/religious Organization in Phat Diem , Religious Organization in Phat Diem ,

Contact Details & Working Hours

Details

Công cuộc truyền giáo tại Bắc Việt, chúng tôi đã trình bày ở trên, là do sự nghiệp của linh mục Alexandre de Rhodes và các anh em dòng Tên đồng nghiệp của ngài từ năm 1627. Nguyên một mình ngài, trong nửa đầu thế kỷ 17, đã từ Macao đổ bộ lên Bắc Việt bốn lần (những năm 1627, 1640, 1643, 1644), chứng minh rằng ngài đã hết sức tận tuỵ, nhưng vì những khó khăn lúc ban đầu, những hiểu lầm, những bách hại, thành ra việc phát huy đạo công giáo đã bị ngưng trệ rất nhiều. Năm 1648, về tới kinh thành La Mã, linh mục Alexandre de Rhodes đã cố vận động Đức giáo hoàng Innocent X (1644-1655) để xin thêm số linh mục truyền giáo, xin cả giám mục nữa. Kết quả là Hội các Linh mục Thừa sai Balê (Missions Etrangéres de Paris) ra đời. Năm 1659, Toà thánh thiết lập giáo phẩm cho Việt Nam và năm1960, hai giám mục đầu tiên François Pallu và Lambert de la Motte lên đường sang nhận nhiệm sở mới. Với tư cách là giám mục thứ nhất của Nam Việt, giám mục Lambert de la Motte tới Bắc Việt trước này 30-08-1669, cùng hai linh mục đồng nghiệp De Bourges và Bouchard. Thế rồi, ngày 14-02-1670, ngài nhóm công đồng thứ nhất ở Việt Nam, tại Định Hiến (Nam Định), cùng với ba linh mục Pháp và chính linh mục Việt Nam (1) để xác định quy chế : “Nhà Đức Chúa Trời”, nghiên cứu các điều kiện truyền bá Phúc Âm, phân chia Bắc Việt ra làm 9 giáo hạt và uỷ thác cho 9 linh mục bản xứ, sau cùng thành lập Dòng chị em Mến Thánh Giá. Tất cả những văn kiện của công đồng này về sau đã được Đức Clêmente X (1670-1676) duyệt y phong sắc chỉ “Nhiệm Vụ Tông Đồ: Apostolatus Officium”, ban hành ngày 23-12-1673.

Cũng trong năm 1670, giám mục Lambert de la Motte vào thăm Giáo Tỉnh Đàng Trong (1). Trông thấy số linh mục quá ít ỏi trước những nhu cầu khẩn trương của giáo dân, năm 1673, ngài uỷ nhiệm một tân linh mục Việt Nam và linh mục Bouchard sang Manila, thủ đô Phi-luật-tân (nơi mà, năm 1674, giám mục Prançois Pallu, trên đường đi Đàng Ngoài, đã bị bão đánh tạt vào đây) để cầu cứu sự tiếp tay của các Dòng Đaminh và Phanxicô. Thế là một số linh mục Dòng Đaminh Tây Ban Nha, ngày 7-7-1976 đặt chân lên bến Hưng Yên (Bắc Việt ) và ngày 20-2-1677, theo lệnh của linh mục Tổng quản Deydier, họ định xuống Nam định nhận nhiệm sở mới, nhưng vì cuộc bách hại thứ tám đang diễn tiến gắt gao (2), họ đến ẩn náu tại cửa biển Trung Linh (Bùi Chu).

Giáo Hội Việt Nam hồi đó, cũng như ngày nay, là một cánh đồng phì nhiêu, lúc nào cũng hứa hẹn một màu xanh tươi, lúc nào cũng một cảnh dập dìu theo luồng gió Phúc Âm, cần là cần những thợ gặt mà Chúa đã xin Thân Phụ hồi xưa, cần là cần những nhà truyền giáo có nhiều tâm huyết, để thu lượm hoa mầu về cho giáo Hội. Năm 1647, tức chỉ sau 20 năm sau ngày khởi sự rao giảng Tin Mừng, linh mục Alexandre de Rhodes trong bảng phúc trình về Đức giáo hoàng Innocent X có kể rằng số giáo dân Bắc Việt đã vọt lên quá 200.000 người (3)

Nhưng một điều mà ai cũng công nhận là hồi đó tất cả miền Bắc chỉ kết thành một giáo phận duy nhất. Mãi cho tới năm 1679, nghĩa là 3 năm sau khi có các vị truyền giáo từ Phi-luật-tân đến tăng cường, vì những điều kiện bất thường, vì những khó khăn gặp phải trong những năm bị bách hại và để phân công công tác, Thánh bộ Phúc Âm hoá các dân tộc nhận thấy nhu cầu thời đại mới, nên đã duyệt y chương trình phân chia Bắc Việt ẩ làm hai giáo phận, lấy sông Hồng Hà làm ranh giới: bên này sông (Phía Tây sông) là Hà Nội (Tây Bắc Việt: Tonkin Occidental) trao cho Hội Thừa sai Balê và bên kia sông (phía đông sông Hồng Hà) là Hải Phòng (Đông Bắc Việt: Tonkin Oriental) trao cho Dòng Đaminh Phi-luật-tân. Từ đó hai giáo phận mẹ đã sinh ra nhiều giáo phận con khác. Theo thứ tự thời gian như sau:



Giáo Phận Đàng Ngoài

Tây Đàng Ngoài: Hà Nội Tonkin Occidental (1679)

Đông Đàng Ngoài: Hải Phòng Tonkin Oriental (1679)

Nam Đàng Ngoài: Vinh Tonkin Méridional (1846)

Trung Đàng Ngoài: Bùi Chu Tonkin Central (1848)

Thượng Đàng Ngoài: Hưng Hoá Haut Tonkin (1895)

Bắc Đàng Ngoài: Bắc Ninh Tokin Septentrional (1883)

Duyên Hải Đàng Ngoài: Phát Diệm Tonkin Maritime (1901)

Thái Bình(1936)

Thanh Hoá(1932)

Lạng Sơn(1913)



Cứ như trên, sánh với Hà Nội, Phát Diệm là giáo phận con thứ ba nhưng sánh chung với Bắc Việt, là giáo phận con thứ năm được phân chia. Mỗi lần phân chia như thế là mỗi bước tiến, mỗi thành công. Là vì lý do tồn tại của Giáo hội là phải phát triển, phải lớn lên, phải xây dựng ở khắp hoàn cầu: “Chúng con hãy đi cùng thế giới rao giảng Tin Mừng cho muôn tạo vật”(Mc 16,15). Các giám mục truyền giáo hồi xưa mang nặng mối suy tư đó. Trong tập văn thư mật của giám mục Gendreau Đông, tiên nhiệm giáo phận Hà Nội, chúng tôi tìm thấy hai bức thư sau đây gửi giám mục Alexandre Marcou Thành, hồi ấy đang là phó với quyền kế vị (Coadjuteur) Hà Nội.

Bức thứ nhất đề ngày 13-5-1900, từ Balê, năm ấy giám mục Gendreau Đông về La Mã dự lễ Đức Leô XIII tôn phong Chân phúc cho các anh hùng Tử đạo Việt Nam. Dưới đây là nội dung: “Tôi đã bắt đầu nêu lên dự án phân chia địa phận theo ý nghĩa mà tôi đã có lần trình bày với Đức cha. Xem ra ở đâu cũng hoan nghênh” (4).

Năm sau về tới Việt Nam, giám mục Gendreau Đông từ Kẻ Sãi, 5-10-1901, nhắc lại vấn đề một cách khẩn khoản, rõ rệt hơn: “Hôm 15 tháng 9 dương lịch, tôi đã nhận được thư của Hội Đồng Balê chuyển giao lời phúc đáp của Hồng y Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo, cho lệnh phải kết thúc vấn đề phân chia. Balê cũng cho hay là đã viết cho Đức cha như thế. Ngay hôm sau, tôi cũng viết cho Đức cha, đại khái nói rằng: phần riêng tôi rất sẵn sàng tuân theo chỉ thị của Thánh Bộ, và tôi xin Đức cha vui lòng cho tôi biết những điều kiện và nguyện vọng cần thiết để kết thúc vấn đề này. Tôi có thêm rằng: vì Balê và La Mã cho lệnh thanh toán việc này một cách gấp rút nên chúng ta có thể gặp nhau ở Kẻ Sở, tôi sẽ tới đó ngày 10 tháng 10” (5).

Sở dĩ bức thư trên đây có vẻ thúc bách là vì tự La Mã Toà thánh đã duyệt y bản dự thảo của giám mục Gendreau Đông và của Hội Thừa Sai Balê về việc phân tách Phát Diệm ra khỏi giáo phận Hà Nội, và ngày2-4-1901, Thánh Bộ Truyền Giáo, thừa lệnh Đức Leô XIII, đã phê chuẩn bản dự thảo đó một cách công khai. Dưới đây là nguyên văn sắc chỉ Toà Thánh (6).

NGHỊ ĐỊNH

Văn thư Prot. No. 4-3093
(Tập Hồ Sơ Thư Viện R. 129)

“Giám mục Phêrô Gendreau, trước sự kiện địa phận Tây Bắc Việt mình đang quản nhiệm quá rộng lớn, đã khẩn khoản yêu cầu để chia làm hai giáo phận riêng biệt, và thành lập một giáo phận mới,lấy tên là giáo phận Bắc Việt Duyên Hải, sẽ bao gồm hai tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, cả miền núi Châu Lào, và cả lãnh thổ người Mường tại Lạc Thổ. Do đó, các vị Hồng Y liên hệ trong trách nhiệm ở Thánh bộ Truyền Giáo, trong buổi công hội ngày 11 tháng 3 vừa qua, đã nghiên cứu toàn thể vấn đề và đã đồng thanh nghị quyết nhu cầu phân chia giáo phận Tây Bắc Việt, và thành lập một tân giáo phận lâý tên giáo phận Bắc Việt Duyên Hải. Ranh giới giáo phận này như sau: bắc giáp tỉnh Hà Nam và miền Lạc Thổ, đông giáp sông Đáy và vịnh Bắc Việt, tây giáo giáo phận Lào và nam giáp tỉnh Nghệ An, tức giáo phận Nam Bắc Việt

Ngoài ra, cũng trong buổi công hội ngày 11 tháng 3, các vị Hồng Y đã quyết định bổ nhiệm giám mục Alexandre Marcou Thành, trong mấy năm gần đây đã là vị giám mục phó đắc lực của giám mục Phêrô Gendreau, sẽ về cai quản tân giáo phận. Nghị quyết của các vị Hồng Y trên đây đã được Đức Aloisiô Veccia, Thư ký Thánh Bộ Truyền giáo, đệ trình Đức thánh cha Leô XIII, trong buổi chiều yết ngày 28 tháng 3 vừa qua. Đức thánh cha đã xác nhận và duyệt y tất cả những sự kiện đó và lệnh cho bản quyết nghị này, cũng như bức Tông thư đây, được gửi đi dưới hình thức một Sắc Chỉ”.

Làm tại La Mã, ngày 2 tháng 4 năm 1901