Giáo họ Thành Lâp giáo xứ Bái Xuyên tổng giáo phận Hà Nội 3.3

Thôn Thành Lâp-Xã Minh Tân-Huyện Phú Xuyên-Thành phố Hà Nội
Phú Xuyên, Mã bưu chính
Vietnam

About Giáo họ Thành Lâp giáo xứ Bái Xuyên tổng giáo phận Hà Nội

Giáo họ Thành Lâp giáo xứ Bái Xuyên tổng giáo phận Hà Nội Giáo họ Thành Lâp giáo xứ Bái Xuyên tổng giáo phận Hà Nội is a well known place listed as Church/religious Organization in Phú Xuyên , Religious Organization in Phú Xuyên ,

Contact Details & Working Hours

Details

Ngôi nhà thờ giáo họ Thành Lập cổ kính nằm trong làng Thành Lập rộng khoảng 110.000 m², xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (cũ), nay là thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 45 km về phía nam. Họ Thành Lập thuộc về xứ Bái Xuyên (hay còn gọi là Bái Vàng), Tổng Giáo phận Hà Nội.
Mừng lễ Quan Thầy hàng năm : Thánh Têrêsa Avila 15/10
Nhà thờ xây năm 1912 theo kiểu Gotic 04 mái, diện tích 30m x 7.50m x 09m

Số giáo dân: 1150 nhân danh

Lịch sử :
Các tiền nhân kể lại, vào khoảng thế kỷ XVII, khoảng hơn 300 năm về trước, có một bà tên là Lập đón nhận Tin Mừng tại chợ Bầu, rồi đem con cháu rời thôn Mai Trang về sinh sống tại khu đất Con Xà (Sộp Lẻ) nay là thôn Thành Lập 2. Vì chúng ta biết, Tin Mừng Đạo Chúa đã được rao truyền tại mảnh đất Bái Xuyên từ rất xa xưa. Dựa vào Lịch sử Giáo phận Hà Nội, nhất là đọc cuốn Tiểu Sử do Tiểu ban nghiên cứu linh đạo Mến Thánh Giá thực hiện : « ngày thứ Tư Lễ Tro, tức ngày 16 tháng 02 năm 1670, Đức Cha Lambert de la Motte nhận lời khấn của hai nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên là chị Anê và Phaolô tại Phố Hiến, trong chiếc thuyền neo trên dòng Sông Hồng, thuộc một chỗ trong tỉnh Hưng Yên đối diện với làng Bái Xuyên ngày nay, thuộc xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, cách trung tâm 45 km về phía Đông Nam. » Như thế, trước khi Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte đặt chân trên dải đất ven sông Hồng này thì đã có nhiều người đón nhận Tin Mừng tại nơi đây, trong đó có bà Lập cùng con cháu.

Thời kỳ đó dân số thưa thớt, lương giáo cùng chung sống. Sau 100 năm dân số phát triển, đất chật người đông, thấy mảnh đất bãi phì nhiêu màu mỡ, phần lớn người công giáo rời nơi ở cũ, về xóm Đống cư ngụ và lập trại, cùng nhau chung sức dựng lên ngôi nhà nguyện bằng tre gỗ, lợp lá, nằm theo hướng Đông Tây, nhìn vào giữa sườn nhà thờ hiện nay, nhận thánh Têrêsa Avila làm quan thày, đồng thời xin Bề trên công nhận là một giáo họ thuộc xứ Bái Xuyên, Địa phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội). Từ đó, giáo dân có nhà thờ để sớm tối cầu nguyện chung với nhau.
Xây dựng :

Theo truyền khẩu, vào năm 1908, có Bõ Bổi trông coi nhà thờ. Do Bõ sơ ý đã để cháy mất ngôi nhà nguyện tranh lá. Các cụ đã kịp thời cùng nhau hợp lực huy động toàn thể dân họ khoảng 150 nhân danh, người giàu góp của, người nghèo góp công. Đến năm 1909 Cha già Khoái chính xứ Bái Xuyênvà Cha Cố Hoàng Tổng quản về cắm móng. Công trình xây dựng do ông đốc Lương Tòa Giám Mục cử về thiết kế và giám sát, thời gian kéo dài chừng 3 năm thì hoàn thành. Ngôi nhà thờ hiện nay được hoàn thiện vào trung tuần tháng 10 năm 1912 có chữ CAO TẠI, với thánh quan thành là Bà thánh Têrêsa thành Avila, nước Tây Ban Nha. Niên hiệu này được ghi trên tháp nhà thờ.

Nói đến tháp của nhà thờ, chúng ta không thể không nói tới quả chuông Tây. Quả chuông được đúc tại thủ đô Paris của Pháp. Phía sau quả chuông có ảnh Đức Mẹ với chữ MARIA và họ Thành Lập dưới chân. Quả chuông được treo trên tháp nhà thờ họ Thành Lập hiện nay có niên hiệu A. 1920 D. Sau ngôi nhà thờ 8 năm. Quả chuông có chiều cao 0, 45m, rộng 0, 55m, dầy 0,4 m. Mặt tiền của quả chuông có ghi tên thánh, tên gọi của những người dâng tặng quả chuông như DON. DE. Phêrô Nguyễn Văn ẤP, Maria Nguyễn Thị Lãi, Phêrô Nguyễn Văn Tráng, Maria Nguyễn Thị Ốc, Maria Đỗ Thị Tế, Mátta Nguyễn Thị Tùng, Phêrô Nguyễn Văn Tường.

Kiến trúc :

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique châu Âu, với những mái vòm uốn cong, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng vôi mật. Nhà thờ nằm giữa hướng Đông Nam. Chiều rộng là 9.40 m dài 29.50 m với tổng số diện tích là 276 m².

Gian số 1 của nhà thờ là gian cung thánh, được trang trí bằng bàn thờ gỗ sơn son thiếc vàng. Phần trên bàn thờ chính đã được chỉnh sửa, bên trên có nhà tòa chính và phía cánh gà cũng có hai nhà tòa nữa, được thiết kế theo kiểu hình cột và hình cong, hình nón kết hợp với màu ve giả đá đến nay đã tròn 100 năm mà vẫn còn nét đẹp tự nhiên mà chưa phải sửa lại.

Gian số 2, 3, 4, 5, 6 và 7 có cột phân chia. Cột được trang trí bằng các cột phụ, đấu trang trí, nối gian, nối cột, nối nóc đều được thể hiện hình vòm, hình cong với hình gọng vó, lồng ghép vào là trần được làm bằng rơm, đồng thời được phân chia ra từng mảnh theo tự nhiên, được quét ve và hình ngôi sao trời, đến nay đã tròn 100 năm. Với thời gian dài như vậy, nhiều chỗ bị hư hỏng, song vẫn còn thấy vẻ đẹp của kiểu kiến trúc thời ấy. Riêng gian số 7, còn được cấu trúc gác đàn hết cả gian, trước là gỗ nay được làm bằng bêtông.

Phía trước cửa nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng thánh Têrêsa thành Avila bằng đất nung cao hơn 1m70.

Trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Chúa Kitô Vua bằng ximăng, bên phải có tượng đài Gia Đình Thánh Gia, bên trái có hang đá xinh xinh, xung quanh nhà thờ có đường kiệu, phía sau nhà thờ là nhà phòng do cha già G.B Vũ Gia Khánh rời Bái Xuyên về đây cư ngụ từ năm 1946 đến năm 1947 và xây cất ngôi nhà phòng này vào năm 1947.

Thăng trầm việc truyền giáo

Cũng như bao cộng đoàn họ đạo khác, họ Thành lập trải qua biết bao thăng trầm. Khi bình an thịnh vượng, lúc gặp thử thách gian nan. Nhất là khi sự Đạo bị cấm cản, bắt bớ.

Các cụ kể rằng dưới thời đó có nhiều cụ già rất sốt sắng tham gia làm việc tông đồ và giữ các chức vụ như Chánh chương, Trùm, Quản. Dưới thời các cụ trùm họ, như cụ trùm Nguyễn Văn Ngân, cụ trùm Nguyễn Văn Thụ, cụ trùm Nguyễn Văn Sánh, cụ trùm Nguyễn Văn Nga, cụ trùm Nguyễn Văn Nha, cụ trùm Nguyễn Văn Lạc, quen gọi là cụ trùmTài.

Nhà hảo tâm đã mua của các cụ trùm Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Văn Hòa ruộng đồng Lộ Ỷ là một thửa ruộng 4,7 miếng và một thửa 5 sào Lộ Ỷ. Cụ Nguyễn Văn Hòa 5 sào giáp đường cõi. Cụ chánh Nguyễn Văn Tống đã dâng một phần ở quả chuông.

Về phía dân sự thời bấy giờ, có những cụ có chức có quyền như cụ Cựu Nguyễn Văn Huyến, cụ Lý Nguyễn Văn Biên, cụ Bá Nguyễn Văn Sen, cụ Lý Nguyễn Văn Luyện. Lúc đó, thôn Thành Lập có 124 mẫu công điền, chỉ chia cho đinh từ 18 tuổi trở lên, kể cả Sộp lẻ và bên làng. Bên làng có 6 mẫu ruộng tại chợ Bầu giáp thôn Mai Trang. Sộp lẻ có 2 mẫu ruộng đạo gọi là Tế điền và 8 sào đồng bãi... bên làng lấy 1 mẫu 5 sào làm vườn thánh. Bên làng giầu có hơn nên chiếm toàn chức lý trưởng, phó trưởng.

Ðời Cha Gioan Vũ Gia Khánh, vào năm 1946, Chính phủ lâm thời Việt Minh dùng một số giáo dân Bái Xuyên vào công kích ngài, nên ngài tạm rời nhà xứ Bái Xuyên về họ Thành Lập một thời gian trong vòng 2 năm, khi ở đây, ngài đã xây dựng ngôi nhà phòng phía sau nhà thờ, và đắp tượng thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, trước thờ ở bàn thờ cạnh, sau này đưa ra ngoài ao, và khi đắp tượng Chúa Kitô Vua, họ đã đưa lên tháp chuông nhà thờ, cả hai phần còn lại cho đến ngày hôm nay.

Đời Cha Phaolô Vũ Ngọc Chỉnh là thời kỳ khó khăn nhất về mặt sống đạo cũng như giữ đạo, vì đất nước trong thời kỳ chiến tranh tàn phá, mang theo một ý thức hệ Cộng sản, cải cách ruộng đất, khiến cho lễ nghĩa gia phong bị đảo lộn, con tố cha, vợ tố chồng, cháu tố ông tố bà. Nhưng lúc đó, hằng năm vẫn có Tuần Đại Phúc, có cha về ở tại họ Thành Lập một thời gian. Sau thánh lễ mỗi ngày, cha đi thăm viếng các gia đình, khuyên bảo người nguội lạnh, an ủi kẻ nghèo khó. Nhiều người trễ nải lâu năm, bê tha, cờ bạc, rượu chè đã cải tà qui chính và đi dự tuần đại phúc hằng ngày.

Đến thời Cha Giuse Maria Bùi Tám, Cha đã thành lập nhiều hội đoàn, nhất là hội Trung Nữ, hội Kitô Vua, hội Gia Trưởng, tái lập đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể, đặc biệt nhất là ban Kèn Đồng, xây đền Đức Mẹ, xin cho họ Thành Lập có ngày chầu lượt thay mặt Địa Phận.

Từ thời cha Giuse Maria Bùi Tám, các nghi lễ trong nhà thờ, các lễ bổn mạng đều do giáo dân tự đảm đang. Hàng năm có nhiều cuộc rước kiệu Đức Mẹ, rước Thánh Thể và rước thánh quan thày của Làng và của hội. Việc đạo rất phồn thịnh. Mùa chay có ngắm đứng, có thi kinh bổn mọi lứa tuổi, rất nhộn nhịp.

Đến thời Cha Giuse Vũ Ngọc Ruẫn, mọi lễ nghi không những được duy trì và ngày một phát triển hơn. Giáo họ Thành Lập có thêm hội La Vang, xây thêm một tượng Thánh Gia, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa khang trang sạch đẹp.

Đến thời Cha Phanxicô Xaviê Vũ Đức Văn đang trông coi giáo xứ Bái Xuyên, trong đó có họ Thành Lập, các hội đoàn ngày một gia tăng, có thêm hội Ve chai, giới trẻ tham gia họat động tông đồ rất tích cực, trùng tu ngôi nhà thờ họ để kỉ niệm 100 năm ngôi Thánh Đường giáo họ.

Hiện nay Cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn đang trông coi giáo xứ Bái Xuyên, trong đó họ Thành Lập có thêm Cha Phó Phêrô Lê Anh Cường đang trông coi tại giáo họ , các hội đoàn ngày một gia tăng,và tham gia họat động tông đồ rất tích cực làm sáng danh Chúa Ki-Tô.