Dầu Tiếng - Bình Dương 4.49

Dau Tieng,
Vietnam

About Dầu Tiếng - Bình Dương

Dầu Tiếng - Bình Dương Dầu Tiếng - Bình Dương is a well known place listed as City in Dau Tieng , Public Services & Government in Dau Tieng ,

Contact Details & Working Hours

Details

1. Vị trí địa lý
Huyện Dầu Tiếng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bình Dương, thuộc vùng Đông Nam Bộ trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (chiếm tới 40% GDP cả nước), là huyện lớn nhất tỉnh 72.139 ha (chiếm 27% diện tích toàn tỉnh). Huyện có vị trí rất thuận lợi để giao lưu với các trung tâm đô thị lớn trong khu vực:
- Về đường bộ: Có Quốc lộ N2 (Đường Hồ Chí Minh); Đường tỉnh ĐT.744, ĐT.750, ĐT.748, ĐT.749a, ĐT.749b; Cùng mạng lưới Đường huyện đã và đang xây dựng.
- Về đường thủy: Huyện Dầu Tiếng nằm kẹp giữa sông Sài Gòn (là tuyến vận tải thủy quốc gia) và sông Thị Tính, rất thuận lợi cho phát triển giao thông thủy.
2. Điều kiện tự nhiên
- Khí hậu Dầu Tiếng tương đối ôn hòa, ít thiên tai (bão, lụt), rất thuận lợi cho phát triển kinh tế chung của huyện. Nhiệt độ và ánh sáng được xếp vào loại cao, rất thích hợp với cây trồng nhiệt đới ưa sáng có chỉ số quang hợp cao.
- Địa hình chủ yếu là đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định - vững chắc rất thuận lợi cho phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và canh tác nông nghiệp.
- Dầu Tiếng thuộc khu vực địa hình thấp dọc theo sông Sài Gòn sẽ có lợi thế tận dụng chênh lệch triều để tiêu tự chảy và tưới được trên diện tích vừa phải.
3. Nguồn tài nguyên
(1) Tài nguyên đất
- Diện tích đất tự nhiên 72.139 ha (chiếm khoảng 27% diện tích toàn tỉnh), chủ yếu là đất phù sa cổ, thích hợp với cây cao su trên qui mô lớn và trồng rau màu và cây ăn quả trên đất phù sa ven sông Sài Gòn.
- Đất nông nghiệp chiếm khoảng 86%, chủ yếu là cao su (chiếm 84% đất nông nghiệp).
(2) Tài nguyên nước
- Nước mưa: Thuộc vùng có lượng mưa lớn (bình quân 2.000mm/năm), là một phần nguồn nước dùng cho sinh hoạt, tưới tiêu và dự trữ.
- Nguồn nước mặt: Rất dồi dào so với các huyện-thị khác trong tỉnh, mật độ sông suối trên địa bàn huyện khoảng 0,4km/km2, có các sông chính: sông Sài Gòn, sông Thị Tính; các hồ chứa nước chính: hồ Dầu Tiếng, hồ Cần Nôm, hồ Hàng Nú. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ hồ Dầu Tiếng có tổng lượng nước đến tại Dầu Tiếng khoảng gần 2,0 tỷ m3. Hồ Dầu Tiếng có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường sinh thái, chế độ thủy văn của toàn vùng.
- Nguồn nước ngầm: Nằm dọc theo sông Sài Gòn thuộc khu vực giàu nước ngầm nhất tỉnh Bình Dương.
(3) Tài nguyên rừng và sinh vật
- Đất lâm nghiệp có khoảng 3.600ha (chiếm khoảng 5%), bao gồm: rừng sản xuất khoảng 220 ha (rừng Kiến An ở xã An Lập); rừng phòng hộ khoảng 3380ha, tập trung ở Núi Cậu (Định Thành) và xã Minh Hòa, hiện đang được các cấp chính quyền bảo vệ nghiêm ngặt.
- Cây lâu năm che phủ khoảng 78% tổng diện tích tự nhiên của huyện (chủ yếu là cây cao su).
- Tài nguyên sinh vật trên địa bàn huyện Dầu Tiếng khá phong phú, song các loài sinh vật tự nhiên đã và đang suy giảm. Các loại cây trồng vật nuôi được nhà nông chọn lựa, du nhập như các loại rau, qủa, heo, gà có chất lượng, và rất có điều kiện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa thương hiệu.
(4) Tài nguyên khoáng sản
- Cát: Cát trên sông Sài Gòn và sông Thị Tính chỉ dùng cho san lấp là phù hợp nhất, việc khai thác phải nghiên cứu phù hợp với khơi thông dòng chảy và không bị sạt lở. Cát lòng hồ Dầu Tiếng là loại cát sạch rất phù hợp cho xây dựng, hàng năm thường khai thác 50-100 ngàn m3 là vừa để đảm bảo nạo vét lòng hồ thường xuyên.
- Sỏi đỏ: Trữ lượng không nhiều, có thể chỉ đủ khai thác phục vụ phát triển giao thông nông thôn, chủ yếu tập trung ở xã Minh Hòa và Định An.
- Đất sét: Trữ lượng lớn, phân bố đều trên địa bàn, rất có điều kiện phát triển ngành vật liệu xây dựng (gạch, ngói,…).
- Ngoài ra trên địa bàn còn có cao lanh, nhưng trữ lượng không lớn, chất lượng không cao (nhiều tạp chất).
(5) Tài nguyên du lịch và nhân văn
* Tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Hồ Dầu Tiếng rộng khoảng 27.000ha (huyện Dầu Tiếng khoảng 3.000ha). Việc kết hợp hài hòa giữa mặt hồ rộng lớn với các quần thể cảnh quan thiên nhiên xung quanh, sẽ là điểm du lịch sinh thái độc đáo và hấp dẫn.
- Núi Cậu nằm sát hồ Dầu Tiếng thuộc xã Định Thành, cảnh quan thiên nhiên rất phong thủy, quanh núi có nhiều chùa chiền tâm linh, gần Núi Bà (Tây Ninh), rất thuận lợi để Dầu Tiếng kết hợp phát triển các tour du lịch.
- Rừng Kiến An (xã An Lập) với tổng diện tích khoảng 220 ha, có trên 100 ha rừng nguyên sinh, là căn cứ cách mạng. Kết hợp với nuôi thú, khu rừng này rất có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và lịch sử.
* Tài nguyên du lịch nhân văn:
- Khu du lịch sinh thái Bến Súc (xã Thanh Tuyền): Qui mô 124ha, được TP.Hồ Chí Minh đầu tư mở rộng khu di tích, địa đạo Củ Chi-Bến Được.
- Trên địa bàn huyện có 07 di tích cấp tỉnh và 01 di tích cấp quốc gia là Sở chỉ huy chiến dịch tiền phương Hồ Chí Minh (xã Minh Tân).
- Đình thần Dầu Tiếng, Thanh An, Thanh Tuyền có lễ hội Kỳ Yên và Kỳ Bông, hàng năm được nhân dân tổ chức 2 kỳ cúng.
- Lễ hội chùa bà Thiên Hậu (thị trấn Dầu Tiếng) hàng năm được tổ chức vào ngày 10-11 tháng 01 âm lịch, thu hút nhiều người (đặc biệt người Hoa).
4. Nguồn nhân lực
(1) Qui mô dân số của huyện Dầu Tiếng vào loại nhỏ nhất của tỉnh Bình Dương, năm 2010 đạt 109.781 người (chiếm khoảng 7% dân số toàn tỉnh), tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm giai đoạn 2005-2010 đạt khoảng 2,3% (tăng tự nhiên khoảng 0,95%, còn lại là tăng cơ học). Mật độ dân số của huyện càng nhỏ, năm 2010 đạt khoảng 152 người/km2, cả tỉnh là 575 người/km2.
(2) Chất lượng dân số: Tổng dân số trong độ tuổi lao động của huyện năm 2010 đạt khoảng 65.500 người (chiếm 60%), lao động ngoài độ tuổi khoảng 44.281 người (chiếm 40%); số người chưa đến tuổi lao động và hết tuổi lao động còn đang chiếm nhiều.