Chùa Liên Phái 4.26

Ngõ chùa Liên Phái, Bạch Mai, Hai Bà Trưng
Hanoi, 112
Vietnam

About Chùa Liên Phái

Chùa Liên Phái Chùa Liên Phái is a well known place listed as Church/religious Organization in Hanoi ,

Contact Details & Working Hours

Details

Chùa Liên Phái là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời, tọa lạc tại ngõ Chùa Liên Phái, Phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Theo tấm bia đá khắc năm Tự Đức thứ 10 thì chùa được xây dựng vào năm Bảo Thái thứ 7 (1726).
Theo kể lại, Đệ Nhất Tổ Như Trừng là người đã có công xây dựng chùa. Ngài vốn là dòng dõi quý tộc, sinh ngày mồng 5 tháng 5 năm Chính Hòa thứ 17 (1696) đời Lê Hy Tông, là con trai thứ 11 của Tấn Quang Vương Trịnh Bính, là em của Hi Tổ Trịnh Cương. Tấn Quang Vương Trịnh Bính (1670-1702) là cháu nội của Trịnh Căn. Lúc nhỏ, Ngài có tên là Trịnh Linh, học rộng biết nhiều. Lớn lên, gia tộc đổi tên là Trịnh Thập, do có tài đức, nên vua Lê đã gả con gái cho Ngài, cấp cho khu đất lấy tên là Mai Phong.
Một năm Ngài cho cải tạo đồi Mai làm hồ thả cá trồng sen, gia nhân đào ao phát hiện thấy một chiếc ngó sen ẩn sâu trong đó. Phò mã Thân quận công Trịnh Thập cho rằng tư dinh nhà mình đã được đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni giáng lâm. Đây là điềm lành nói rõ mình có duyên với nhà Phật, do vậy Ngài quyết chí biến đổi tư dinh thành ngôi chùa thờ Phật. Sau đó Ngài bỏ nhà lên núi Yên Tử tìm Sư tổ Chân Nguyên để học đạo.
Thấy ngài là người có tâm với đạo, lại có trí tuệ hơn người, nên tổ Chân Nguyên đã trao pháp hiệu Như Như và hướng dẫn tu tập rất cẩn thận. Ít lâu sau, tổ Chân Nguyên cho ngài về trông nom chùa Hàm Long ở huyện Quế Dương trấn Kinh Bắc. Từ đó ngài chuyên tâm tu luyện ở đây.
Khi ngài viên tịch, các đệ tử sơn môn cũng cho dựng tòa tháp Cứu Sinh bằng đá xanh ở đây. Ngoài chùa Liên Phái và chùa Hàm Long ra, tổ Như Trừng còn khai phá chùa Hộ Quốc, nay thuộc phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Với xấp xỉ 300 năm tồn tại, chùa là nơi khởi phát chốn Tổ phái Liên Tông. Kiến trúc chùa theo kiểu nội công ngoại quốc với hai tiền đường, chính điện hình chữ Đinh. Trong chùa là các pho tượng cổ, quý hiếm còn nguyên bản như bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn,bộ tượng Thích Ca Tam Thánh... Chùa còn có nhiều mộc bản kinh của các bộ kinh quý được lưu giữ.
Ngay giữa sân chùa là tháp Diệu Quang cao 10 tầng hình lục lǎng, xây theo kiểu 1 tòa Cửu Phẩm Liên Hoa. Phía sau chùa là khu vườn tháp với 9 ngôi tháp xây thành 3 hàng trên một gò đất cao, tháp chính ở hàng giữa là tháp Tổ Cứu Sinh -Tổ Như Trừng Lân Giác xây bằng đá.
Chùa có Nhà bia và với 34 tấm bia ghi sự tích và lịch sử của chùa cũng như tên những người đóng góp công đức. Trong chùa còn có rất nhiều các bức hoành phi câu đối, cửa võng được các nghệ nhân trạm trổ rất đẹp vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.