Chùa Hương Sơn Hải Phòng 3.76

4.8 star(s) from 12 votes
Đại Bản, An Dương, Hải Phòng
Hai Phong, 180000
Vietnam

About Chùa Hương Sơn Hải Phòng

Chùa Hương Sơn Hải Phòng Chùa Hương Sơn Hải Phòng is a well known place listed as Church/religious Organization in Hai Phong , Buddhist Temple in Hai Phong ,

Contact Details & Working Hours

Details

Thường gọi là chùa làng Trại Kênh, xã Đại Bản, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Căn cứ công văn hướng dẫn số 129 ngày 02 tháng 02 năm 2010 của UBND xã NỘI VỤ về việc xây dựng dự liệu được nghe nhiều cụ già trong làng và một số cns bộ kể lại. Ban hộ tự chùa Trại Kênh tập hợp nội dung như sau:

Chùa Hương Sơn (thường gọi là chùa làng Trại Kênh) được xây dựng cách đây 500 năm, khuôn viên diện tích khoảng 2 bắc bộ. Nơi thờ tự có 5 gian nhà, tiền đường có một vọng cung thờ tượng vật. Trong đó có một vị tượng Cửu Long bằng đồng khoảng 80 kg, ba gian nhà tổ, 3 gian nhà ngang và các công trình phụ khác


Chùa xây dựng xong có nhiều nhà sư đến trụ trì như cụ tổ Đối, cụ tổ Sóng, cụ sư Mai. Hiện nay còn tháp cụ Sóng, cụ Đối. Trong khuôn viên chùa nhăm 1946 về trước, hàng năm, chùa tổ chức lễ hội vào ngày 01 tháng giêng hàng năm bao gồm các hoạt động như cờ người, cây đu, đánh vật, bắt vịt…

Cuối năm 1946, nhà sư Thích Thanh Vân tiếp nhận trụ trì. Nhà sư đã từng là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, có nhiều năm làm chi ủy viên Đảng bộ xã Đại Bản. Năm 1951 nhà sư bị Phát bắt, cầm tù. Khi ra tù miền Bắc hòa bình, nhà sư về cuộc sống đừoi thường. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa đã cung tiến cho khách chiến 2 quả chuông đồng, xung quanh chùa bờ tre dầy đặc, gò đồi, chùa có nhiều cây đa cổ thụ. Hiện nay, vẫn còn một số cây. Chính vì đặc điểm trên lại có sư trụ trì là đảng viên, cho nên khuôn viên chùa có nhiều hầm bí mật, để cất dấu cán bộ về hoạt động khi giặc phát về càn. Đáng chú ý là hầm gốc câu tù u, nội gia đình ông Đại làm nhà. Bây giờ, đặc biệt hầm gò đồi đường chùa có sức chứa đông người có chiều dài là 250 m, rộng 60m, cao 1 m. Có 5 khoang đường hầm nhiều ngách nhiều ngả, có hệ thống chống khói. Trên nước có chõ để lương thực, vũ khí, nước uống. Hầm đường chùa Trại Kênh đã trở thành địa điểm trung tâm cơ sở cách mạng của xã Đại Bản. Khu đệm của khu 4 huyện An Dương tỉnh Kiến An là những điểm điểm tập kết đi vào thành phố. Trạm tuyến đường giao thông liên lạc đi Thái Bình, Nam Định, Kinh Môn ra vùng tự do Việt Bắc nhiều lần là nội trú quân của bộ đội Nam Bắc thành tô của thành phố Hải Phòng. Bộ đội Đặng Cương huyện An Dương, bộ đội công binh đánh mìn đường số 5 tiêu diệt xe của địch đi lại Hải Phòng, Hà Nội


Đơn vị ông Xúy, lúc bấy giờ, hầm cất giấu cán bộ chủ chốt huyện An Dương về hoạt động đảm bảo an toàn như ông Lê Thương – bí thư huyện ủy. Lúc hòa bình là chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Kiến An, phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng.

Ông Đặng Toàn – chủ tịch UBND huyện An Dương, lúc hòa bình có thời kỳ là chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng. Vũ Quốc Hưng – bí thư chi bộ. Thình Cường và nhiều cán bộ khác.

Hầm gò đồi chùa Kênh được ghi vào cuốn sử đấu tranh cách mạng huyện An Hải, nay là huyện An Dương trong trang 104 và vào cuốn lịch sử đấu tranh cách mạng xã Đại Bản trang 62, UBND xã Đại Bản số 05 TT UB ngày 03/02/2004. Đề nghị cấp trên xét công nhận là nội di tích lịch sử cách mạng khách chiến chống thực dân Pháp cấp thành phố nhưng chùa được giải quyết

20150414_171135

Năm 1955 miền Bắc hòa bình trải qua những năm khách chiến tranh lại bị thiên nhiên tàn phá, chùa chỉ còn một vọng cung thờ tượng Phật. Trong thời gian dài chùa không có sư trụ trì. Ngày mùng một, ngày rằm chủ yếu các già trong làng đến đèn nhang phụng sự, sửa chữa chỗ giột nát tu bổ vọng cung. Năm 1960, có tổ chức Hợp tác xã nông nghiệp, diện tích chùa HTX quản lý, giải quyết các cụ trồng trọt như mía đỗ xanh, cây dược liệu

Kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong khuôn viên chùa cơ quan xăng dầu nhà nước để hàng trăm phi dầu. Sơ tán nhiều năm đơi vị hải quân, đơn vị Hồng Hà đóng quân dài thời gian.

Diện tích khuôn viên chùa hợp tác xã quản lý đã giải quyết cho một số hộ ở đất chùa

Từ chỗ 2 hecta nay chỉ còn 1,2 sào, trong đó có cả diện tích gò đồi, đường chùa là nhà văn hóa cả thôn. Từ năm 1990 đến nay, chùa Trại Kênh do ban hộ tự quản lý. Hàng năm duy trì tổ chức lễ dâng hương vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm ( âm lịch).


Năm 2005 nhà sư Thích Đàm Thiết trụ trì chùa cũ xã Lê Thiện tự nguyện nhận đứng ra tôn tạo xây dựng cùng ban hộ tự được nhân dân đồng tình ủng hộ, được khách thập phương trong nước và ngoài nước ủng hộ tài trợ đến nay. Công trình của chùa tương đối khang trang. Có 5 gian nhà tiền đường, nhà mẫu để phụ vụ ngày 01, ngày rằm

Hàng ngày khách thập phương đến cúng lễ được kiều bào cúng tiến vị phật bà quan âm bằng đá và bổ sung một số tượng nay tạm đầy đủ

Năm 2015 được sư co Thích Như Nhựt trụ trì quản chùa đã quyên cúng thập phương đúc được một quả chông đồng trọng lượng 500 kg. Sư cô Thích Như Nhựt cùng ban hộ tự, phật tử, duy trì thực hiện công việc nhà chùa các nghi lễ nhà Phật. Chấp hành luật pháp nhà nước, quy chế hương ước làng văn hóa Trại Kênh xã Đại Bản. Trên đây là bản tóm tắt lược sử chùa Hương Sơn, Trại Kênh.

Thay mặt nhà chùa Hương Sơn

Trụ trì chùa

Nhựt

Tỳ kheo ni Thích Nữ Như Nhựt

Ban hộ tự ngày 14.06.2010

Trưởng ban

Riến

Nguyễn Đồng Riến

OTHER PLACES NEAR CHùA HươNG SơN HảI PHòNG

Show more »