Chùa Long Sơn (Đài Bắc) 3.87

Wanhua,
Taiwan

About Chùa Long Sơn (Đài Bắc)

Chùa Long Sơn (Đài Bắc) Chùa Long Sơn (Đài Bắc) is a well known place listed as Public Places & Attractions in Wanhua , Tour Guide in Wanhua , Buddhist Temple in Wanhua ,

Contact Details & Working Hours

Details

Chùa Long Sơn Đài Bắc, gọi tắt là Chùa Long Sơn. Vị trí nằm ở khu Vạn Hoa thuộc thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Chùa là di tích cổ cấp thành phố, cũng là thắng cảnh du lịch nổi tiếng.Lịch sửDo thời gian đầu điều kiện tự nhiên của khu Mạnh Giáp rất tệ, ôn dịch hoành hành. những người di dân Tam Ất Tuyền Châu đã vời Phân Linh Quan Thế Âm Bồ Tát Chùa Long Sơn Tấn Giang Phủ Tuyền Châu Phúc Kiến đến Đài Loan, quyên góp xây cất chùa Long Sơn vào năm 1738 (nhà Thanh Càn Long năm thứ 3).Năm Gia Khánh Nhân Tông nhà Thanh, Đài Bắc động đất lớn. Chùa Long Sơn hư hại nặng, trùng tu lần đầu. 1867, lại gặp hạn bão lớn, trùng tu quy mô lớn, sau lần trùng tu này, kiến trúc là bố cục của chùa Long Sơn giống như miếu Tổ Sư Thanh Thủy Mạnh Giáp được xây cùng năm. Năm Đồng Trị, ông Hoàng Long An người Đạm Thủy (Dan Shui) có thỉnh hương Quan Thế Âm Bồ Tát đến Đại Khê (Daxi), xây chùa Long Sơn Đại Khê.Thời Nhật trị, một phần chùa Long Sơn được dùng làm trường học, quân doanh và văn phòng tạm thời. Năm 1919, trụ trì chùa Long Sơn Phú Trí pháp sư thấy chùa cũ kỹ và hư hại nặng, lại bị chia cắt sử dụng nhiều mục đích; nên quyên góp hương thân trùng tu chùa, tiến cử Cố Hiển Vinh giám chế tổ thi công xây chùa. Năm sau động thổ xây chùa. Đại điện chùa Long Sơn bị đánh sập vào năm Chiêu Hòa 20 (tức Đại chiến Thế giới thứ Hai, 1945), sau chiến tranh được trùng tu.Công cáo 33809 củ Bộ Nội Chính phong chùa Long Sơn là di tích lịch sử cấp quốc gia (cấp 2), am Địa Tạng Mạnh Giáp thuộc chùa là di tích lịch sử cấp quốc gia (cấp 3).Hiện trạngChùa có tổng diện tích 1.800m2, tọa bắc hướng nam, kiểu kiến trúc tứ hợp viện theo kiểu cung điện Trung Quốc. Chùa chia nhiều tầng lớp, theo thứ tự là sơn môn, miếu trình, tiền điện, trung đình, đại điện, hậu đình, hậu điện, hai bên tả hữu hộ viện (hay gọi là tả hữu long hổ hoặc chái đông tây), trên có lầu chuông trống. Tiền điện, đại điện, hậu điện và hộ viện hợp thành chữ Hồi (「回」) khép kín; nếu tính cả hành lang nối giữa đại điện và tả hữu hộ viện thì thành chữ (「日」).